14/08/2020 20:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sau ca bệnh 867, Bộ Y tế nhắc các bệnh viện không để người nghi mắc COVID-19 tự ý di chuyển

M.A.
M.A.

TTO - Liên quan ca bệnh 867, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trên toàn quốc rút kinh nghiệm sâu sắc từ bài học của hai bệnh viện ở Hà Nội, thực hiện nghiêm các hướng dẫn sàng lọc, tuyệt đối không để người nghi nhiễm COVID-19 tự ý di chuyển.

Sau ca bệnh 867, Bộ Y tế nhắc các bệnh viện không để người nghi mắc COVID-19 tự ý di chuyển - Ảnh 1.

Công văn của Bộ Y tế nhắc nhở các bệnh viện tuyệt đối không để người nghi mắc COVID-19 tự ý di chuyển

Ngày 14-8, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý, khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả ước, y tế các bộ, ngành, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học đề nghị tăng cường công tác sàng lọc, phân luồng và cách ly ca bệnh nghi ngờ tại bệnh viện.

Công văn cho biết ca mắc COIVD-19 thứ 867 đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Thanh Nhàn khám. Sau hai lần được CDC Hà Nội và Bệnh viện Thanh Nhàn lấy mẫu, đến ngày 11-8 có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.

Cục quản lý Khám, chữa bệnh hoan nghênh và biểu dương Bệnh viện Thanh Nhàn đã đề cao tinh thần cảnh giác, thực hiện nghiêm các hướng dẫn sàng lọc, phân luồng, cách ly phòng chống dịch COVID-19. Việc sàng lọc đúng, chỉ định xét nghiệm sớm và kỹ lưỡng 2 lần (lần đầu kết quả âm tính) đã tránh được bệnh viện lớn của thủ đô nguy cơ bị phong tỏa và bệnh dịch lây lan ra cộng đồng.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng đề nghị Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và các bệnh viện thuộc bộ, ngành có người bệnh đến khám cần khẩn trương rút kinh nghiệm việc sàng lọc, phân luồng, cách ly, lấy bệnh phẩm xét nghiệm và quản lý các ca nghi nhiễm COVID-19, tuyệt đối không để người nghi nhiễm COVID-19 tự ý di chuyển.

Đồng thời, yêu cầu toàn bộ bệnh viện trên toàn quốc rút kinh nghiệm sâu sắc từ bài học của hai bệnh viện trên, thực hiện nghiêm các công điện và hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế ban hành.

Trước đó ngày 12-8, Bộ Y tế công bố ca bệnh 867 (bệnh nhân 867) là ông V.D.B., 63 tuổi, ở thôn Tuyển Cử, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương. Đáng chú ý là bệnh nhân này có lịch sử di chuyển khá phức tạp ở Hải Dương và Hà Nội: đi ăn cưới, khám bệnh, đi lại nhiều nơi... trước khi được phát hiện mắc bệnh.

Hiện bệnh nhân đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, đã hết sốt, tình trạng hô hấp đã cải thiện nhưng mức độ cải thiện ít.

Bộ Y tế cử đội cơ động phản ứng nhanh hỗ trợ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương

Ngày 14-8, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 Lương Ngọc Khuê cho biết đã yêu cầu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cử đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch COVID -19 hỗ trợ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương.

Trong công văn hỏa tốc ngày 14-8 gửi Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cử một đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch COVID-19 hỗ trợ cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương với 5 thành viên bao gồm 1 chuyên gia về hồi sức tích cực, 1 chuyên gia về kiểm soát nhiễm khuẩn, 1 chuyên gia về truyền nhiễm, 1 chuyên gia về xét nghiệm và 1 điều dưỡng hồi sức tích cực.

Trước đó, trong công văn gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương cho biết trong thời gian qua, tại bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 số 751 và có 9 nhân viên y tế diện F1 xét nghiệm cho kết quả âm tính. Bệnh viện đã tổ chức công tác phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tuy nhiên hiện nay tại Hải Dương tình hình dịch bệnh rất phức tạp, xuất hiện ca bệnh 867 và "ổ dịch" tại phố Ngô Quyền gần với bệnh viện.

Vì vậy, bệnh viện đề nghị Bộ Y tế và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cử chuyên gia hỗ trợ, chỉ đạo công tác tổ chức phòng chống dịch COVID-19 và xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Bệnh viện; hỗ trợ kit-test xét nghiệm SARS-CoV-2 cho bệnh viện. (TTXVN)

Cách ly xã hội toàn thành phố Hải Dương trong 15 ngày

TTO - Sau cuộc họp khẩn tối 13-8, UBND tỉnh Hải Dương quyết định áp dụng tình trạng khẩn cấp trong phòng chống dịch COVID-19, thực hiện cách ly xã hội toàn thành phố Hải Dương trong thời gian 15 ngày (áp dụng từ ngày 14-8).


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

Công an Đà Nẵng vừa bóc gỡ đường dây thành lập phòng khám đa khoa quốc tế để lừa dối khách hàng, với thủ đoạn tuyển dụng nhóm bác sĩ giả hành nghề trái phép, thực hiện các thủ thuật như cắt bao quy đầu, khám phụ khoa, nam khoa…

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar