16/10/2013 15:24 GMT+7

Sau bão dữ, thôi rồi...chuối ơi!

      LÊ TRUNG 
      LÊ TRUNG 

TTO - Bão dữ đi qua, lũ liền ập đến, người dân Quảng Nam không kịp trở tay. Nhiều hộ dân đã chịu cảnh trắng tay khi chứng kiến cảnh nhà cửa, cây trồng và hoa màu bị tả tơi sau bão, lũ.Thiệt hại nặng nhất, phải nói đến những hộ dân trồng chuối ở các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn.

Sáng 16-10, chúng tôi có mặt tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCLB huyện Đại Lộc, đã có hơn 650 ha chuối của người dân bị ngã đổ hoàn toàn.

Ngồi trong nhà nhìn ra vườn chuối nhà mình, bà Phan Thị Hiên (78 tuổi), trú tổ 8, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc “rơm rớm” nước mắt. Hơn 3 sào chuối đang vào giai đoạn trổ buồng và sắp thu hoạch bị gãy đổ, chỉ trơ lại những thân chuối đứt đoạn, gãy cụp xuống đất. Nhiều buồng chuối trong thời kỳ sắp đem bán bị vùi lấp dưới lớp bùi non. Trên 300 buồng chuối sắp được bán đều bị vùi lấp dưới nước lũ.

Bà Hiên cho biết, vườn chuối là cả gia tài của bà, tất cả thu nhập, kiếm sống đều đổ từ vườn chuối ấy. “Tôi bị đau cả chục năm nay đâu có đi đứng được. Có vườn chuối, thuê người đến trồng, chăm sóc tốn ngót chục triệu đồng. Giờ chuối đổ ngã hết, không còn cái chi hết, biết sống sao đây!”, bà Hiên ngậm ngùi.

Bà Đoàn Thị Loan (56 tuổi), thôn Đông Phú, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc cho biết: Sáng 15-10, khi bão vô, đứng trong nhà nhìn ra vườn chuối gần 5 ha của nhà mình bị gãy đổ, nước mắt bà tuôn trào. Tất cả thu nhập để nuôi năm đứa con ăn học chỉ trông cậy vào vườn chuối, giờ thì trắng tay.

Trưa 16-10, nhiều vườn chuối của các hộ dân ở huyện Đại Lộc vẫn còn ngập sâu trong nước lũ. Người dân cố gắng bơi thuyền ra vườn chuối để cắt những buồng chuối đem bán, vớt vát lại những gì còn sót lại sau cơn bão, lũ. Ông Phạm Văn Thảo, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, nói: “Chuối giờ ngập trong lũ, có bán cũng chẳng ai mua. Thôi thì đem vô nấu ăn và nấu cám cho lợn ăn cho đỡ tiếc”.

Huyện Đại Lộc là một trong những địa phương ở Quảng Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 11. Theo thống kê sơ bộ của UBND huyện, đã có 3.500 ngôi nhà và nhiều trụ sở cơ quan bị tốc mái, sụp đổ. Đến sáng 16-10, nhiều hộ dân đã chủ động dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, đường xá.

Chị Lý Thị Gia (45 tuổi), thôn Phước Yên, xã Đại An, huyện Đại Lộc 3 đứa con dọn dẹp đống gạch vụn đổ nát. Ngôi nhà của chị bị bão làm sụp đổ hoàn toàn. Chưa hết hoảng sợ, chị Gia kể lại: “Khoảng 4g sáng 15-10, khi bão đang quật rất mạnh kèm theo gió lớn. Đang cùng các con ở trong nhà, chị nghe tiếng “ầm” một phát. Lúc này ngôi nhà gạch của chị bị bão làm sụp đổ. Chị nhanh chân cùng mấy đứa con chạy sang nhà hàng xóm trú ẩn”.

Trưa 16-10, ông Phan Đức Tính, phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, cho biết hiện trên địa bàn huyện vẫn còn ngập trong lũ. Nước sông Vu Gia đang ở mức báo động 3. Nhiều khu vực như Gò Quan Âm (Đại Quang - Đại Nghĩa), cầu Ba Khe (Đại Lãnh) trên tuyến đường liên huyện; cầu Ngoại Thương, đường nội thị thị trấn Ái Nghĩa; cầu Lừ trên tuyến ĐH3 (xã Đại Phong) vẫn còn ngập trong nước lũ. Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCLB huyện, đã có 3.500 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng, hơn 1.000 ha cây lâm nghiệp bị đỗ gãy. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có 25 người bị thương trong cơn bão vừa qua.

Cứ mỗi lúc bão đến, lũ ập vào, người dân xứ Quảng thấp thỏm lo âu và đối mặt với một mùa sản xuất trắng tay.

Phóng to
Ngôi nhà của chị Lý Thị Gia, thôn Phước Yên, xã Đại An, huyện Đại Lộc bị bão làm sụp đổ. Ảnh: Lê Trung
Phóng to
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khảo sát tuyến kè Phước Yên, xã Đại An, huyện Đại Lộc bị sạt lở sau bão, lũ. Ảnh: Lê Trung
Phóng to
Nhiều vườn chuối của người dân ở huyện Đại Lộc bị gãy đổ. Ảnh: Lê Trung
Phóng to
Người dân huyện Đại Lộc thu nhặt những buồng chuối còn lại sau bão. Ảnh: Lê Trung
Phóng to
Nhiều vườn chuối ở huyện Đại Lộc ngập sau trong nước lũ. Ảnh: Lê Trung
Phóng to
Anh Phạm Văn Thảo, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc cắt những buồng chuối bị ngập trong lũ. Ảnh: Lê Trung
Phóng to
Cột thu và phát sóng Đài truyền thanh huyện Đại Lộc bị bão quật ngã. Ảnh: Lê Trung
Phóng to
Trạm biến áp thôn Đông Tây, xã Đại An bị gãy đỗ do bão. Ảnh: Lê Trung

“Cũng trong sáng 16-10, ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng chính phủ đã đến kiểm tra tình hình thiệt hại sau bão số 11 tại huyện Đại Lộc. Ông Phúc cùng đoàn đến kiểm tra tuyến kè Phước Yên, tại xã Đại An bị sạt lở nghiêm trọng. Cùng đó, Phó Thủ tướng đã trao quà cho những hộ dân bị thiệt hại nặng nề trong cơn bão và động viên bà con thôn Phước Yên cố gắng vượt qua những mất mát, thiệt hại sau bão mà tiếp tục sinh sống, sản xuất.

---------------------------

* Tin bài liên quan:

      LÊ TRUNG 

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Tổng thống Trump từng tuyên bố ông sẽ tiết lộ những người mua tiềm năng của TikTok trong vòng 2 tuần.

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ thực hiện quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP Cần Thơ.

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Hàng loạt dự án tỉ đô chuyển mình: Vốn bơm mạnh, công trường hối hả

Ngược chiều suy giảm của năm 2024, nửa đầu 2025 đánh dấu cú hích lớn trong giải ngân đầu tư công, với hàng loạt công trình tỉ đô được tăng tốc tiến độ, đẩy mạnh thi công.

Hàng loạt dự án tỉ đô chuyển mình: Vốn bơm mạnh, công trường hối hả

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

UBND TP.HCM vừa ban hành các quyết định phê duyệt giá đất đối với 9 dự án bất động sản trên địa bàn, với tổng số tiền đất hơn 52.000 tỉ đồng.

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Liên danh gồm Đèo Cả, Fecon (Việt Nam) và Tập đoàn PowerChina, Công ty Sucgi (Trung Quốc) đề xuất tham gia làm metro số 2 và các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM.

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar