28/01/2020 09:25 GMT+7

Sau 16 năm, Sáu Bảnh và Năm Cự vẫn… cự nhau!

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Vở hài kịch mới Nỗi lòng Sáu Bảnh diễn phục vụ khán giả tại nhà hát Bến Thành từ mùng 1 đến mùng 9 tết tiếp tục đánh dấu cuộc 'đại chiến' của cặp sui gia kỵ rơ Sáu Bảnh (NSƯT Hoài Linh) và Năm Cự (Nhật Cường)...

Sau 16 năm, Sáu Bảnh và Năm Cự vẫn… cự nhau! - Ảnh 1.

Dù đã hứa với cô Tám không cự cãi nhưng vì thói sống ảo, kém hiểu biết của Năm Cự (Nhật Cường) mà Sáu Bảnh (Hoài Linh) buộc lòng phải ra tay trừng trị bạn già - Ảnh: LINH ĐOAN

Nỗi lòng Sáu Bảnh được xem là tập tiếp theo của vở hài kịch Ra giêng anh cưới em (tác giả: Lam Tuyền, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu).

Ra giêng anh cưới em ra mắt lần đầu khoảng năm 2004 với ê kíp nghệ sĩ chủ lực của sân khấu Nụ cười mới như Hoài Linh, Nhật Cường, cố nghệ sĩ Kim Ngọc, cố nghệ sĩ Hữu Lộc, Trịnh Kim Chi, Ngọc Trinh, Nhật Trung…

Vở diễn ghi dấu ấn của sân khấu Nụ cười mới với những mảng miếng hài rất duyên dáng. Tên các nhân vật cũng gắn liền với tên các nghệ sĩ như Hoài Linh với vai Sáu Bảnh, Nhật Cường vai Năm Cự, cố nghệ sĩ Kim Ngọc vai bà Tám Sumo…

Ra giêng anh cưới em có một câu chuyện khá nhẹ nhàng với những nhầm lẫn đáng yêu gây ra những tình huống tréo ngoe. Đó là câu chuyện của ba người bạn thân thuở nhỏ là Sáu Bảnh, Tám Sumo và Năm Cự. Sáu Bảnh và Năm Cự cùng yêu cô Tám nên cả hai hay "hậm hực", khắc khẩu nhau.

Sau 16 năm, Sáu Bảnh và Năm Cự vẫn… cự nhau! - Ảnh 2.

Năm Cự mời Sáu Bảnh tới nhà để chứng kiến cảnh ông được "thăng chức" lên tổng giám đốc - Ảnh: LINH ĐOAN

Ai dè, con cái của họ lại có tình cảm với nhau, ba người bạn già năm xưa lại "đụng độ" một cách oái ăm. Cứ như thế, kịch khai thác tiếng cười chơn chất, hồn hậu, đậm chất Nam bộ.

Có thể nói, đây là vở diễn được xem như điểm sáng của Nụ cười mới và là một trong những vai diễn gắn liền với tên tuổi Hoài Linh trong những ngày anh mới về nước hoạt động nghệ thuật.

Chính vì ấn tượng đó nên rất nhiều khán giả yêu thích hài kịch và danh hài Hoài Linh đã nôn nóng chờ đợi anh trở lại với nhân vật Sáu Bảnh, chờ đợi xem cuộc chiến giữa cặp sui gia Sáu Bảnh - Năm Cự sẽ đi đến đâu.

Ra giêng anh cưới em phần 2 khai thác câu chuyện của người nông dân chê công việc ruộng đồng, ham giàu, ham đổi đời nhanh chóng. Cụ thể là cha con Năm Cự và Được (Hứa Minh Đạt).

Sau 16 năm, Sáu Bảnh và Năm Cự vẫn… cự nhau! - Ảnh 3.

Con trai Năm Cự là Được cũng sống ảo không thua gì cha - Ảnh: LINH ĐOAN

Cha con họ tin các công ty bán hàng đa cấp, thực phẩm chức năng, cầm đất, cầm nhà để đổi lấy chức danh hão là giám đốc, tổng giám đốc phân phối các loại thuốc chức năng dỏm.

Nghe tin bạn bị bọn lừa đảo đưa lên mây và có nguy cơ mất trắng nhà cửa, đất đai, Sáu Bảnh tức tốc chạy qua khuyên can nhưng bị Năm Cự trở mặt.

Dù đã hứa trước vong linh cô Tám sẽ không cự cãi với Năm Cự nữa nhưng trước thói phù phiếm, kém hiểu biết mà còn ra vẻ trưởng giả học làm sang của Năm Cự, Sáu Bảnh buộc phải bỏ lời hứa để ra tay "trừng trị" bạn già.

Sau 16 năm, Sáu Bảnh và Năm Cự vẫn… cự nhau! - Ảnh 4.

Nhận thấy bạn đang bị lừa, Sáu Bảnh hết lời khuyên nhủ - Ảnh: LINH ĐOAN

Vậy là cuộc chiến giữa đôi bạn già - sui gia vẫn tưng bừng trên sân khấu. Từ đó tạo ra tiếng cười từ lối sống ảo của cha con Năm Cự, màn "thăng chức" lố bịch của các công ty lừa đảo, những màn khoe mẽ…

Nghệ sĩ Hoài Linh tiếp tục giữ được phong độ của ông Sáu Bảnh chơn chất, nghĩa hiệp, rặt Nam bộ. Nhật Cường vẫn là "ông sui" Năm Cự khó chịu, sĩ diện hão. Tuy nhiên, có lẽ dấu ấn của Ra giêng anh cưới em phần 1 quá lớn nên không thể tránh khỏi sự kỳ vọng của khán giả dành cho phần 2.

Trong lần ra mắt này, có vẻ phần 2 đã không thể vượt qua cái bóng của phần 1. Các tình huống hài chưa được khai thác đậm để tạo ra tiếng cười sảng khoái, nghiêng ngửa như phần 1. Các nhân vật từ phần 1 như Mót, Rồi khá mờ nhạt trong phần 2.

Tiếc nhất là nhân vật Được. Ở phần 1, vai diễn này do Nhật Trung thể hiện đã chinh phục khán giả bởi sự chơn chất dễ thương, có chút ngô nghê. Đến phần 2, người xem in đậm dấu ấn của Được trước đó dường như không còn nhận ra anh, bởi trong tập mới Được như người khác hoàn toàn, ma lanh và nói nhiều!

Trong kịch, có nhiều đoạn hoàn toàn có thể tạo ra những miếng hài đắt giá nhưng có vẻ như tình hình ngày cuối năm bận rộn, thời gian tập dợt không nhiều để các diễn viên tung hứng nhịp nhàng nên một số mảng miếng cứ thế trôi đi…

Một số hình ảnh từ vở diễn:

Sau 16 năm, Sáu Bảnh và Năm Cự vẫn… cự nhau! - Ảnh 5.

Rồi (Ngọc Trinh), con gái Sáu Bảnh, con dâu Năm Cự khóc lóc vì bị chồng lột đôi bông tai cưới bán để mua danh ảo - Ảnh: LINH ĐOAN

Sau 16 năm, Sáu Bảnh và Năm Cự vẫn… cự nhau! - Ảnh 6.

Cha con Năm Cự ăn "bánh vẽ" của nhóm lừa đảo - Ảnh: LINH ĐOAN

Sau 16 năm, Sáu Bảnh và Năm Cự vẫn… cự nhau! - Ảnh 7.

Năm Cự khoe giàu sang, khoe uống rượu tây với Sáu Bảnh - Ảnh: LINH ĐOAN

Sau 16 năm, Sáu Bảnh và Năm Cự vẫn… cự nhau! - Ảnh 8.

Cuộc chiến của cặp sui gia kị rơ - Ảnh: LINH ĐOAN

Sau 16 năm, Sáu Bảnh và Năm Cự vẫn… cự nhau! - Ảnh 9.

Rồi cũng có ngày Năm Cự phải "xuống nước" bóp chân bóp tay cho Sáu Bảnh - Ảnh: LINH ĐOAN

Ra giêng anh cưới em: Cải lương "gặp" kịch

TTO - Trong Liên hoan Sân khấu xã hội hóa toàn quốc 2006 đang diễn ra, có một kịch bản - Ra giêng anh cưới em - được đến hai đơn vị cùng chọn tham dự liên hoan. Đây là điều hiếm gặp, và dĩ nhiên, chuyện so sánh không thể tránh khỏi. Đặc biệt hơn, hai đơn vị này một là cải lương, một là kịch nói nên sự so sánh càng thấy rõ sự khác biệt….

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar