22/02/2023 08:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sau 1 năm, chiến sự Ukraine sẽ thế nào?

Sau gần tròn một năm bùng nổ, chiến sự tại Ukraine tiếp tục gây chú ý với các diễn biến đáng chú ý, như chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Kiev và nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc Vương Nghị đến thăm Nga.

Các binh sĩ Ukraine tập trận gần biên giới Belarus vào ngày 20-2 - Ảnh: AFP

Các binh sĩ Ukraine tập trận gần biên giới Belarus vào ngày 20-2 - Ảnh: AFP

Trong dịp một năm chiến sự, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đích thân đến Kiev để thể hiện thông điệp ủng hộ Ukraine, trước khi sang Ba Lan thảo luận với các đồng minh NATO. 

Tại Ba Lan, ông Biden đưa ra bài phát biểu quan trọng về tình hình Ukraine, gần như cùng thời điểm với bài phát biểu ngày 21-2 trước Quốc hội và các lãnh đạo quân đội Nga của Tổng thống Vladimir Putin.

Các kịch bản 

Tại Kiev, tuyên bố "ủng hộ đến cùng" của ông Biden đã tiếp thêm sự tự tin cho chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc xung đột tới nay vẫn chưa nhìn thấy lối ra. Ngày 21-2, ông Zelensky nói ông hy vọng xung đột sẽ chấm dứt vào cuối năm 2023.

Tuy nhiên, việc dự đoán về cuộc chiến trong vài tuần tới không đơn giản khi Nga đang đẩy mạnh tấn công ở chiến tuyến, từ Kharkov đến Zaporizhzhia, để giành kiểm soát khu vực miền đông Ukraine

Sự thất thủ của các khu vực chiến lược như Bakhmut là tín hiệu cho thấy Nga vẫn còn nguồn lực rất lớn cho cuộc chiến. 

Trong khi đó, Ukraine sẽ cần thời gian để tiếp nhận xe tăng, phương tiện chiến đấu và các vũ khí khác của phương Tây để chọc thủng phòng tuyến của Nga, hiện dày đặc và chắc chắn hơn so với cách đây vài tháng.

Các quan chức phương Tây dự đoán không quân Nga sẽ đóng vai trò lớn hơn trong đợt tấn công này. Theo nhà phân tích Tim Lister của CNN, Nga có thể huy động thêm quân và tên lửa để "tất tay" trong chiến dịch mới. 

Ở một kịch bản khác, sau đợt giao tranh dữ dội vào mùa xuân năm nay, xung đột sẽ chuyển sang giai đoạn bế tắc nghiêm trọng hơn với thiệt hại và thương vong rất lớn. Và trong kịch bản đó, cuộc chiến sẽ khó kết thúc trong năm 2023.

Thời gian qua, các quan chức Mỹ và Ukraine cũng lên tiếng về khả năng Trung Quốc sẽ tham gia cung cấp vũ khí cho Nga. Ngày 21-2, ông Zelensky cảnh báo việc Bắc Kinh tiếp sức cho Matxcơva có thể dẫn đến chiến tranh thế giới. 

Thực tế, sự can dự của Bắc Kinh (nếu có) sẽ làm leo thang cuộc chiến ở Ukraine lên một mức độ mới, giữa một bên là Trung Quốc và Nga với một bên là Ukraine và liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu.

Để đảm bảo Nga không bị suy yếu về lâu dài, Bắc Kinh đã đưa ra hỗ trợ ngoại giao mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đang rất cần, song cũng né bất kỳ sự hỗ trợ quân sự trực tiếp nào có thể thu hút các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Tờ Politico bình luận

Kế hoạch của Trung Quốc 

Tuy nhiên, Trung Quốc đã tỏ rõ lập trường của họ về chiến sự ở Ukraine. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương ngày 21-2 kêu gọi các nước không "đổ thêm dầu vào lửa" ở Ukraine và cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục "thúc đẩy đàm phán" để tìm kiếm một giải pháp chính trị.

"Trung Quốc vô cùng lo ngại xung đột Ukraine sẽ tiếp tục leo thang và vượt khỏi tầm kiểm soát", Hãng tin Reuters dẫn phát biểu của ông Tần Cương. 

Trước đó, trong chuyến công du châu Âu trước khi đến Nga (dự kiến vào ngày 22-2), ông Vương Nghị cũng nhiều lần khẳng định Trung Quốc ủng hộ đối thoại, không muốn xung đột tại Ukraine kéo dài và nước này sẵn sàng hợp tác vì hòa bình.

Tầm nhìn của Trung Quốc rõ ràng hơn khi nước này công bố lập trường về vấn đề Ukraine trong "Sáng kiến an ninh toàn cầu", trong đó kêu gọi "các nước lớn" hợp tác để giải quyết xung đột. Tuy nhiên, sáng kiến này không đề cập trực tiếp đến Mỹ.

Quan hệ Mỹ - Trung vẫn căng thẳng cho đến cuộc gặp giữa ông Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ở Đức mới đây. Khi tranh cãi về khinh khí cầu "do thám" chưa kết thúc, ông Blinken đã cảnh báo Bắc Kinh về "lằn ranh đỏ" cung cấp vũ khí cho Nga - điều mà ông Vương chỉ trích là can thiệp quan hệ Nga - Trung.

Theo giới quan sát, ông Vương sẽ tăng cường vai trò của Trung Quốc đối với xung đột ở Ukraine trong chuyến thăm Nga. Truyền thông Nga cho biết ông Vương dự kiến thảo luận về kế hoạch hòa bình Ukraine với các nhà lãnh đạo ở Matxcơva.

Tuy nhiên, chưa chắc ý tưởng hòa bình của Trung Quốc sẽ "lọt tai" các nước phương Tây. Phát biểu với báo giới, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng Bắc Kinh đến nay vẫn không lên án Nga về cuộc chiến, và đưa ra kế hoạch "khá mập mờ".

Theo nhà lãnh đạo NATO, hòa bình chỉ đạt được nếu Nga tôn trọng chủ quyền của Ukraine và rút quân. Các quan chức và nhà ngoại giao châu Âu giải thích việc phương Tây lo ngại kế hoạch hòa bình của Trung Quốc là vì nó có thể làm suy yếu nỗ lực tập hợp các nước lên án Nga tại Liên Hiệp Quốc.

Ông Biden tái khẳng định cam kết với Ukraine ngay sau khi Nga rút khỏi hiệp ước hạt nhân

"Sự ủng hộ của chúng tôi dành cho Ukraine sẽ không lay chuyển. NATO sẽ không bị chia rẽ và chúng tôi sẽ không mệt mỏi" - Tổng thống Biden nhấn mạnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar