19/04/2012 07:52 GMT+7

Sarkozy: "Nếu thất cử, trách nhiệm duy nhất thuộc về tôi"

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TT - Tối 17-4, tổng thống sắp mãn nhiệm Nicolas Sarkozy đã dũng cảm nhận trách nhiệm về sự thất cử “đương nhiên” của mình và Đảng UMP cầm quyền.

Phóng to

Ông Sarkozy (phải) trong một chuyến vận động tranh cử ở Morlaix hôm 17-4 - Ảnh: AFP

Thật vậy, từ mấy tháng nay, các kết quả thăm dò dư luận nở rộ “như sao trên trời” đều dự báo trong cuộc bỏ phiếu vòng một ngày 22-4 này ông sẽ bị đối thủ chính François Hollande của Đảng Xã hội qua mặt, và đến vòng hai sau đó hai tuần, ông sẽ bị đánh bại hoàn toàn. Kết quả thăm dò dư luận ngày 16 và 17-4 vừa qua của CSA cho thấy cách biệt giữa ông Hollande và ông Sarkozy đã lên đến 5 điểm ở vòng một (29% so với 24%) và ở vòng hai lên đến những 16 điểm (58% so với 42%)!

Tương tự trước đó, ngày 15-4, thủ tướng sắp mãn nhiệm François Fillon cũng đã lên tiếng “trối trăng”: “Tôi tự hào phục vụ đất nước trong năm năm qua và hân hạnh được là thủ tướng của ông Nicolas Sarkozy. Tôi không có gì phải hối tiếc, phải chối bỏ, phải đỏ mặt”.

Cuộc bầu cử tổng thống Pháp chưa bắt đầu, song hai nhà lãnh đạo của nhà nước và chính phủ Pháp đã thi nhau nhận trách nhiệm cụ thể về mình. Không nhận sao được vì cử tri Pháp đâu có cho họ ở lại thêm một ngày nào ở vị trí chóp bu nếu như nhất định muốn thế! Không nhận sao được vì dù gì đi nữa Đảng UMP cầm quyền và đang mãn nhiệm cũng sẽ phải tồn tại và hi vọng trở lại chính trường với những khuôn mặt mới. Thất cử, đó sẽ là “chuyến tàu suốt” luôn cho các ông Sarkozy và Fillon. Ông Sarkozy dường như đã sớm “gặm nhấm” và thấm thía luật chơi này: “Đời tôi đầy từng trải rồi nên tôi không tự định nghĩa bằng quyền lực”.

Điều gì đã khiến cho ông Sarkozy chóng vánh mất sự ủng hộ của cử tri Pháp chỉ trong vòng năm năm cầm quyền sau khi từng đánh bại ứng cử viên Đảng Xã hội Ségolène Royal năm 2007 với tỉ số khá cách biệt (53%-46,9%), và nay khiến dư luận nghiêng về phía ông Hollande cùng cánh tả? Đơn giản là do phản... thành tích kinh tế. Theo website cánh tả Pháp “Gauche 2012”, trong năm năm dưới trào ông Sarkozy, tăng trưởng kinh tế ở Pháp bằng 0%, tính cạnh tranh giảm từ 4,1% xuống còn 3,2%, dân số thất nghiệp từ 2,1 triệu người tăng lên 2,86 triệu người, sức mua từ +1,3%/năm giảm còn +0,64%/năm, nợ công từ 1.211 tỉ euro tăng lên 1.717 tỉ euro, chi tiêu công tăng từ 52,6% lên 55,9%. Cánh tả tính ra rằng năm 2010 nước Pháp có 8.035.000 người nghèo, nay lại có thêm 330.000 người, tức mỗi năm thêm 82.000 người nghèo, mỗi ngày thêm 225 người nghèo.

Có thể ngờ rằng đó là “thông tin định hướng” của cánh tả nhằm bôi đen ông Sarkozy? Thì đây, có thể dẫn chứng một con số khách quan của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra ngày 17-4, mà như người ta mô tả là đã “đóng đinh” ông Sarkozy ngay trước bầu cử. Theo IMF, thâm hụt công của Pháp năm nay sẽ lên đến 4,6% GDP so với mức 4,4% mà Chính phủ Pháp đã cam kết; còn năm 2013, thâm hụt này dự kiến sẽ là 3,9% GDP, cao hơn mục tiêu thâm hụt chỉ 3% như đã cam kết.

Trước giới doanh nhân tỉnh Val de Marne ngày 10-4, Thủ tướng Fillon đã phân bua rằng “chi phí lao động ở Pháp cao hơn ở các nước EU khác những 20%” và đề ra giải pháp là “phải nâng cao vị thế của giới doanh nhân, phải yêu quý giới doanh nhân, hậu thuẫn các xí nghiệp, nâng tầm công tác nghiên cứu như dưới trào các cố tổng thống De Gaulle và Pompidou đã làm được với sự xuất hiện của xe lửa siêu tốc, nhà máy điện hạt nhân, máy bay Airbus”.

Thế nhưng, những hô hào này chính là điều mà ông Fillon, trong vai trò thủ tướng suốt năm năm qua, đã có thể làm song không làm được. Ông và ông Sarkozy không thể đổ thừa cho bối cảnh khủng hoảng toàn cõi châu Âu mà sẽ phải trả giá bằng lá phiếu của cử tri Pháp dành cho ông Hollande.

Dư luận Pháp đã nói đến thành phần chính phủ sắp tới của ông Hollande, với bà Aubry (đối thủ thua cuộc trong bầu cử sơ bộ Đảng Xã hội) ở ghế thủ tướng tương lai. Cho dù chưa biết tương lai sẽ ra sao với ông Hollande và bà Aubry, song ít nhất người dân Pháp cũng không phải chịu chết chùm với những “sai một li, đi một dặm” của hai ông Sarkozy và Fillon, ít nhất hai ông này nay cũng đã nhận trách nhiệm bằng một khả năng ra đi rất gần kề.

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Nga và Ukraine đang tiến gần hơn đến bàn đàm phán sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất nối lại cuộc đối thoại tại Istanbul.

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán

Chuyến công du Trung Đông tới đây của ông Trump không chỉ nhằm khẳng định vai trò trung tâm ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ, mà còn trở thành 'đòn bẩy' để Saudi Arabia, UAE và Qatar đạt được những thỏa thuận đắt giá với Washington.

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar