30/10/2023 11:25 GMT+7

Sáp nhập Khoa chính trị - hành chính vào Trường đại học Kinh tế - Luật

Đại học Quốc gia TP.HCM đang thực hiện công tác sáp nhập Khoa chính trị - hành chính vào Trường đại học Kinh tế - Luật.

Lãnh đạo Khoa chính trị - hành chính trao giấy khen cho sinh viên có thành tích học tập tốt tại lễ khai giảng vừa qua - Ảnh: PHIÊN AN

Lãnh đạo Khoa chính trị - hành chính trao giấy khen cho sinh viên có thành tích học tập tốt tại lễ khai giảng vừa qua - Ảnh: PHIÊN AN

Khoa chính trị - hành chính bị sáp nhập, sinh viên lo lắng

Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM vừa ký quyết định về việc giao TS Lê Thị Anh Trâm - trưởng Ban tổ chức - cán bộ phụ trách Khoa chính trị - hành chính, kể từ ngày 1-10 đến khi hoàn tất công tác sáp nhập khoa này vào Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM).

Khoa chính trị - hành chính là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, theo quyết định số 212 ngày 12-3-2019 của giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM dựa trên sự nâng cấp Trung tâm lý luận chính trị. Khoa có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Như vậy, sau ba khóa tuyển sinh đại học chính quy ngành quản lý công, Khoa chính trị - hành chính sáp nhập vào trường đại học khác.

Trong khóa tuyển sinh đầu tiên từ năm 2021, khoa tuyển được 61 sinh viên ngành quản lý công trên tổng số 60 chỉ tiêu được giao. 

Năm 2022, khoa đã tuyển được 60 sinh viên. Năm 2023, cơ sở đào tạo non trẻ này chỉ tuyển được 53 sinh viên và sau đó tiếp tục xét tuyển bổ sung.

Thông tin Khoa chính trị - hành chính sẽ được sáp nhập vào Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) khá bất ngờ với sinh viên và cả người lao động của khoa nên nhiều người lo lắng.

"Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ trước việc Khoa chính trị - hành chính được sáp nhập vào Trường đại học Kinh tế - Luật vì không hề có thông tin này.

Hiện nay Trường đại học Kinh tế - Luật đang hoạt động theo cơ chế tự chủ có học phí cao hơn, nếu Khoa chính trị - hành chính sáp nhập vào trường thì sinh viên sẽ đóng học phí mức nào?", một nhóm sinh viên lo lắng thắc mắc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết việc sáp nhập Khoa chính trị - hành chính vào Trường đại học Kinh tế - Luật sẽ có tổ công tác phụ trách. 

Về nội dung công tác tổ chức lại này sẽ do tổ công tác thực hiện. Hiện nay tổ công tác đang trong quá trình nghiên cứu thực trạng để có đề xuất, trình lãnh đạo xem xét và quyết định.

Phân hiệu Đại học Quốc gia TP.HCM tại Bến Tre có giám đốc mới

Trước đó (ngày 26-10), Đại học Quốc gia TP.HCM đã tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm TS Phạm Huỳnh Minh Hùng - trưởng khoa chính trị - hành chính - làm giám đốc Phân hiệu Đại học Quốc gia TP.HCM tại Bến Tre.

Ngày 27-8, giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cũng đã ký quyết định TS Hồ Thu Hiền thôi giữ chức vụ giám đốc Phân hiệu Đại học Quốc gia TP.HCM tại Bến Tre và chuyển công tác về Trường đại học Khoa học tự nhiên theo nguyện vọng cá nhân.

Đại học Quốc gia TP.HCM kêu thiếu tự chủ

TTO - Làm việc với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo chiều 26-4, Đại học Quốc gia TP.HCM kiến nghị nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập trong quá trình hoạt động.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học quốc tế giữa Thảo Điền có gì đặc biệt?

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) thu hút sự quan tâm của thí sinh với môi trường học tập hiện đại, chuẩn quốc tế và định hướng đào tạo gắn với thực tiễn.

Trường đại học quốc tế giữa Thảo Điền có gì đặc biệt?

Học sinh Royal School tự tin dịch cabin của hội nghị quốc tế

Dù chỉ mới lớp 12 nhưng Từ Song Quốc - học sinh Royal School - đã được tin tưởng giao cho nhiệm vụ dịch cabin tại hội nghị y khoa quốc tế, một công việc với độ khó cao.

Học sinh Royal School tự tin dịch cabin của hội nghị quốc tế

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 28-6, sinh viên khoa quan hệ quốc tế và truyền thông, Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) hoàn thành mô đun thực hành của học phần 'Phân tích và bình luận sự kiện quốc tế' tại báo Tuổi Trẻ.

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Cách hỏi phức tạp, ngữ liệu lạ và yêu cầu vận dụng cao xuất hiện dày đặc, khiến học sinh không thể định hướng được nội dung đề thi, dù đã chủ động học bài bản theo sách giáo khoa.

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Bạn đọc tranh luận về độ khó đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh

'Dạy thì ngang mặt đất (không học thêm thì dưới mặt đất), còn đề thì trên mây', bạn đọc H.Thủy bình luận về đề thi môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Bạn đọc tranh luận về độ khó đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar