17/03/2025 09:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sáp nhập để các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên hướng ra biển và có biển?

Nhiều chuyên gia khuyến nghị việc mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập tỉnh thành theo hướng mở rộng phía biển sẽ giúp giao thông và giao thương thuận lợi hơn.

Mở rộng tỉnh thành để Tây Nguyên cũng có biển - Ảnh 1.

Một địa danh tại Đắk Lắk - Ảnh: NGỌC AN

Trên cơ sở Đảng ủy Chính phủ thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh, Thủ tướng yêu cầu ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, cần xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng...

Tây Bắc, Tây Nguyên có thể mở rộng hướng biển

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Tất Thắng - nguyên viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và đầu tư) - cho rằng việc giảm 50% tỉnh thành so với hiện tại là hợp lý, để mở rộng không gian phát triển cho các vùng, địa phương.

Vấn đề đặt ra là việc hợp nhất, sắp xếp thế nào để kết hợp được các nguồn lực của từng địa phương, khơi thông và kết nối các hạ tầng, giao thông, logistics, vận chuyển nhằm giúp cho hoạt động giao thương, đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn.

Theo ông Thắng, Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển trải dài, gắn với lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước. Đến nay, Việt Nam cũng là nước hội nhập sâu rộng với thế giới, không chỉ xuất nhập khẩu hàng hóa trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, mà các ngành dịch vụ du lịch, kinh tế biển cũng có vai trò rất quan trọng.

Do đó việc sắp xếp các tỉnh thành trên cơ sở mở rộng không gian hướng ra biển sẽ giúp tận dụng và tối ưu được các thế mạnh giữa các vùng miền, địa phương, thúc đẩy giao thương và đầu tư kinh tế mạnh mẽ hơn, mặc dù không phải khi sắp xếp lại địa phương nào cũng có biển.

Ông ví dụ, vùng miền núi phía Bắc có nhiều khó khăn về địa hình, đồi núi trải dài và chia cắt các địa phương. Do đó, nếu các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng được kết nối mở rộng theo hướng biển, dọc các tỉnh thành Quảng Ninh, Hải Phòng… sẽ giúp thông thương với vùng Tây Bắc tốt hơn, khi chúng ta đang làm một loạt các dự án đường sắt, đường bộ cao tốc ở vùng này.

Hay vùng Tây Nguyên có thể kết hợp với các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ để hướng ra biển, giúp tăng cường kết nối hành lang Đông - Tây, tạo thuận lợi cho phát triển cả hai vùng này.

"Việc mở rộng địa giới hành chính ra hướng biển sẽ tạo điều kiện tốt và thuận lợi hơn để hoàn thiện mạng lưới giao thông mà không bị cát cứ bởi các địa phương, giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu thuận tiện, giảm chi phí logistics" - ông Thắng nói.

Sáp nhập để các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên hướng ra biển và có biển? - Ảnh 3.

Đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên - Ảnh: TÂM AN

Sáp nhập để các tỉnh có quy mô kinh tế đủ lớn

Trong khi đó, GS.TS Võ Đại Lược, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế thế giới, cho rằng chúng ta có 100 triệu dân, diện tích hơn 331.690km2, nhưng có tới 63 tỉnh thành, diện tích bờ biển trải dài 3.260km, nên việc có những tỉnh diện tích quá bé là không hợp lý.

So sánh với Trung Quốc, chỉ riêng một tỉnh như Tứ Xuyên đã có tới 80 triệu dân, tỉnh Quảng Tây 40 triệu dân. Trong khi nhiều tỉnh của Việt Nam diện tích quá nhỏ, nên yêu cầu bức thiết không chỉ trong tinh gọn bộ máy, giảm biên chế mà cần mở rộng để khơi thông các nguồn lực.

Cùng quan điểm mở rộng không gian hướng ra biển, ông Võ Đại Lược cho rằng cùng với việc xem xét tiêu chí quy mô dân số, diện tích, thì yếu tố quan trọng là cần xem xét, đánh giá về quy mô kinh tế hiện có, gắn với vị trí địa lý của các địa phương.

Bởi đặc thù của nước ta có chiều dài được trải dài từ Bắc tới Nam, chiều rộng khá hẹp, vì vậy nghiên cứu để các tỉnh không chỉ có rừng mà còn hướng ra biển. Việc mở rộng không gian ra biển nhằm tối ưu và khai thác được các tiềm năng, lợi thế về hạ tầng, vận tải, logistics, tạo sự thông thương lớn hơn khi nước ta đang hội nhập sâu rộng.

Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên nếu mở rộng cơ hội kết nối với các địa phương ở hướng biển sẽ phát huy nhiều lợi thế cho những ngành có thế mạnh của những vùng này như nông nghiệp, thủy hải sản, tài nguyên khoáng sản, gỗ và lâm sản…

"Chúng ta nên tham khảo việc nhập tỉnh thời trước đây, vì cũng đã có nghiên cứu, có căn cứ và thực hiện sáp nhập rồi. Trước đây nhập vào rồi chia tách các tỉnh là để dễ quản lý. Song giờ mở rộng các tỉnh cần dựa vào quy hoạch để tối ưu hóa các tiềm năng, lợi thế" - PGS.TS Võ Đại Lược phân tích.

Ngoài ra, ông cho rằng sau khi có phương án trình các cấp, cần phải có hội đồng chuyên gia thẩm định, đánh giá và lấy ý kiến nhân dân. Mục tiêu là sau khi hợp nhất, các địa phương có quy mô đủ lớn về diện tích, quy mô kinh tế để tăng tính liên kết.

Đặt tên các tỉnh thành sau sáp nhập phải phù hợp lịch sử, văn hóa

Thủ tướng yêu cầu ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số cần xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng thành lập chi bộ đặc khu Hoàng Sa và 15 đảng bộ phường, xã

Đà Nẵng ban hành đề án về sắp xếp tổ chức đảng, thành lập 15 đảng bộ phường, xã và chi bộ đặc khu Hoàng Sa.

Đà Nẵng thành lập chi bộ đặc khu Hoàng Sa và 15 đảng bộ phường, xã

Dự báo mùa mưa ở Nam Bộ khác thường mọi năm

Mùa mưa tại khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên đã chính thức bắt đầu khi xuất hiện các cơn mưa to đến rất to.

Dự báo mùa mưa ở Nam Bộ khác thường mọi năm

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar