10/09/2010 12:23 GMT+7

Sắp không còn "tuyết trường sinh" trên núi Phú Sĩ?

TIẾP TRƯƠNG (Theo Asashi Shimbun)
TIẾP TRƯƠNG (Theo Asashi Shimbun)

TTO - Mái tóc bạc, hay lớp băng tuyết vĩnh cửu, trên đỉnh núi biểu tượng Phú Sĩ (Fuji) của Nhật Bản đang hao mòn nhanh hơn dự kiến, các nhà khảo cứu cho biết.

Năm 1976, vẫn còn tuyết vĩnh cửu từ độ cao 3.100m tới đỉnh 3.776m. Đến năm 1998 đã rút lên trên 3.200m. Còn bây giờ thì tuyết vĩnh cửu chỉ còn xung quanh đỉnh, mà chỗ có chỗ không.

Phóng to
Núi Phú Sĩ và hoa anh đào

“Dĩ nhiên là do trái đất nóng lên, nhưng không ngờ lại nhanh đến như vậy”, trưởng nhóm nghiên cứu Yoshiyuki Fujii nói.

Họ khảo cứu ở 100 địa điểm trên sườn núi phía nam, dùng khoan cảm ứng đo nhiệt độ sâu nửa mét vào lòng đất.

Băng tuyết vĩnh cửu là lớp đất hay đá duy trì nhiệt độ dưới 0 từ mùa đông năm này sang mùa đông năm khác. Vào năm 2007 nhóm phát hiện một lớp băng tuyết chỉ tồn tại chập chờn ở độ cao trên 3.600m. Ngoài ra 6 điểm được cho là sẽ tồn tại qua năm 2009 chỉ còn lại có 3.

Một thông tin khác từ Trung Tâm Địa Chất học Nhật Bản cho biết nhiệt độ trên đỉnh núi vào tháng 8 đã tăng từ 4,2 độ vào năm 1976 đến 6,6 độ vào năm 2009. Hệ quả là có ba loài thực vật đã sinh sôi và cao lớn trong mấy năm gần đây.

Kobayashi Issa, thi sĩ lớn của Nhật ở thế kỷ 18 đã để lại hậu thế nhiều bài haiku rất hay, trong đó có tuyệt tác:

Ốc sên

Chầm chậm bò

Núi Phú Sĩ!

Không biết con ốc sên ấy có kịp bò lên tới đỉnh để ăn tuyết trường sinh hay không?

TIẾP TRƯƠNG (Theo Asashi Shimbun)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Một vật thể liên sao đang di chuyển nhanh qua Hệ Mặt trời của chúng ta và mới chỉ là vật thể liên sao thứ ba được phát hiện cho đến nay.

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay

Trong cơn mưa dông sáng 3-7, tại Hà Nội sấm sét đánh liên hồi, trong đó có cú sét đánh xuống nhà dân ở khu vực Cổ Linh, Hà Nội.

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar