02/04/2022 12:58 GMT+7

Sao lại bỏ kỳ thi học sinh giỏi?

PHƯƠNG NINH
PHƯƠNG NINH

TTO - Tôi thiết nghĩ tại sao lại bỏ kỳ thi học sinh giỏi, mà hãy để sân chơi này cho các em học sinh được thoải mái đào sâu tìm hiểu tri thức mà mình yêu thích và lựa chọn.

Sao lại bỏ kỳ thi học sinh giỏi? - Ảnh 1.

Học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2022 tại TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Những ngày gần đây có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề thi học sinh giỏi. Có ý kiến cổ xúy cho thi học sinh giỏi "góp phần tìm kiếm nhân tài", nhưng có ý kiến lại cho rằng kỳ thi học sinh giỏi đã lỗi thời và không còn tác dụng trong bối cảnh giáo dục mới.

Vinh quang của người tham dự

Theo tôi, mỗi cuộc thi được tổ chức đều mang đến thành tích, vinh quang của người tham dự, dù đó là cuộc thi về tri thức, khoa học, thể thao, âm nhạc hay nghệ thuật.

Nhớ ngày xưa, khi tôi đoạt giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi môn địa lý và được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia tỉnh Thừa Thiên Huế, đó là một vinh dự lớn đối với tôi cũng như gia đình.

Cả tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ có sáu bạn được tham gia học sinh giỏi cấp quốc gia. Qua thời gian ôn tập trước kỳ thi, nhóm chúng tôi vừa học kiến thức phổ thông tại trường vừa học môn thi học sinh giỏi với khối lượng bài tập, kiến thức lớn nhưng ai nấy đều không hề thấy mệt mỏi, mà ngược lại thấy rất vinh dự.

Đến bây giờ, cháu tôi nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi môn tin học từ khi cấp II. Lên cấp III, mẹ cháu hướng vào trường y nên không khuyến khích cháu tham gia vào đội tuyển của trường. Nhưng không, cháu tôi vẫn âm thầm và được nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi của Trường Quốc học Huế.

Cháu mang rất nhiều giải về cho mẹ từ cấp tỉnh, khu vực đến cấp quốc gia trong suốt ba năm phổ thông. Và cháu đã sử dụng kết quả đạt học sinh giỏi cấp quốc gia để tuyển thẳng vào trường đại học mà cháu mong muốn. Cánh cửa bước vào đại học của cháu không còn mới so với thời bây giờ, nhưng với nhiều người, đó là điều đáng ngưỡng mộ.

Vẫn nên giữ kỳ thi

Từ câu chuyện của gia đình tôi, thiết nghĩ vẫn nên giữ kỳ thi học sinh giỏi bởi một số lý do như sau:

1. Mỗi học sinh đều muốn tạo thành tích cho mình. Tham gia các cuộc thi học sinh giỏi cũng là cơ hội để các em học sinh thể hiện bản thân và 'tạo profile' cho mình. Đó cũng là cơ hội cho các em học sinh có những trải nghiệm trong quãng đời học sinh, để lại những kỷ niệm thời áo trắng và hành trang cho nền tảng tri thức.

2. Trong môi trường nào cũng có cạnh tranh, với các em học sinh, việc thi thố tài năng, kiến thức cũng là cách để các em thể hiện tài năng của mình. Có cạnh tranh mới có tiến bộ. Việc cạnh tranh trong môi trường học tập thì là điều càng tốt.

3. Kết quả thi học sinh giỏi chứng tỏ mỗi học sinh đều đạt một ngưỡng giỏi của mình trong một lĩnh vực nhất định. Ngày nay, các trường đại học dựa vào kết quả thi học sinh giỏi để xét tuyển, tuyển thẳng vào đại học. Điều này có thể thấy rằng, việc thi học sinh giỏi đã và đang là điều kiện cần thiết.

4. Đoạt được giải trong kỳ thi học sinh giỏi là niềm hãnh diện, tự hào của các em học sinh.

5. Không thể nói thi học sinh giỏi nhắm vào một số môn chính yếu và đẩy các môn không có thi học sinh giỏi xuống hàng thứ yếu. Vì nếu vậy, cần xem xét số lượng tiết học của các môn trong chương trình học của các em học sinh.

6. Tổ chức thi học sinh giỏi không hề tạo ra tâm lý đố kỵ, mà là cuộc thi có tính học thuật, công bằng, minh bạch. Hiện nay, có rất nhiều cuộc thi cho các em học sinh thì thi học sinh giỏi cũng là một trong những sân chơi trí tuệ cho học sinh. Nếu nói có sự đố kỵ giữa các trường hay giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thì là vấn đề liên quan đến đạo đức nghề giáo.

Từ những lý do như trên, thiết nghĩ tại sao lại bỏ kỳ thi học sinh giỏi, mà hãy để sân chơi này cho các em học sinh được thoải mái đào sâu tìm hiểu tri thức mà mình yêu thích và lựa chọn.

Thi học sinh giỏi để làm gì: Một kỳ thi 'không giống ai'

TTO - GS.TS Hoàng Xuân Sính có lần kể rằng, khi nghe Việt Nam đoạt giải cao trong các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế, nhiều nhà giáo dục Pháp ấn tượng. Nhưng khi biết cách "luyện gà" của ta để có giải thì họ... lắc đầu!

PHƯƠNG NINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình của Trung tâm ngoại ngữ Úc Châu và Úc Châu 1 gởi UBND TP.HCM.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu quy tắc quy đổi điểm tương đương phải được xây dựng dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn; cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm giải trình với các bên liên quan về các căn cứ này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Trường THCS 'hot' nhất quận Phú Nhuận có thư viện thông minh

Chiều 19-5, Trường THCS Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận, TP.HCM đã khánh thành thư viện thông minh rộng hơn 200m². Đây là công trình nhằm hoàn thiện mô hình giáo dục tiên tiến - hiện đại của ngôi trường 'hot' nhất quận hiện nay.

Trường THCS 'hot' nhất quận Phú Nhuận có thư viện thông minh

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Thông tin Philippines ngừng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm gây tranh cãi K-12 khiến dư luận hoang mang, Bộ giáo dục nước này đã nhanh chóng khẳng định đây chỉ là tin giả.

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM xây cầu tặng bà con Bến Tre

Cầu giao thông mang tên Đại học Công nghiệp TP.HCM vừa được khánh thành, và chính thức đưa vào sử dụng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM xây cầu tặng bà con Bến Tre
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar