11/05/2019 09:37 GMT+7

Sao chỉ giáo viên 'lo' chuyện sĩ số?

KHÁNH NGỌC
KHÁNH NGỌC

TTO - Thời điểm này, cuối năm học, nhiều giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lo lắng, bất an vì sợ học sinh nghỉ học. Học sinh nghỉ vào thời điểm này, GVCN sẽ bị khống chế trong xếp loại thi đua cuối năm.

Sao chỉ giáo viên lo chuyện sĩ số? - Ảnh 1.

Một lớp học tạm tại nhà văn hóa cộng đồng buôn Sút Mrư, xã Cư Suê (Cư M’Gar, Đắk Lắk) - Ảnh: TRUNG TÂN

Học sinh bỏ học giữa chừng có nhiều nguyên nhân. Nói một cách công bằng thì chịu trách nhiệm chuyện này khá nhiều người liên quan như phụ huynh, hội khuyến học các cấp, giáo viên và ban giám hiệu nhà trường. 

Thế nhưng, dưới áp lực của việc duy trì sĩ số, nhiều hiệu trưởng đã dùng hạ sách cột quyền lợi của giáo viên. Quy định này thật sự vô lý nhưng nó đã tồn tại trong ngành giáo dục nhiều năm qua.

1. Hiệu trưởng chạy theo thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT

Thông tư này quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, THPT và trường trung học có nhiều cấp học. 

Theo đó, việc lên chuẩn, giữ chuẩn quốc gia có điều kiện, với vùng khó khăn: không quá 3% học sinh bỏ học, không quá 5% học sinh lưu ban, trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học; các vùng còn lại: không quá 1% học sinh bỏ học, không quá 2% học sinh lưu ban, trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học.

Hiệu trưởng căn cứ thông tư này thì GVCN phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Có trường xây dựng thang điểm trừ như học sinh bỏ học 1 em/lớp trừ giáo viên 5 điểm thi đua; bỏ học 2 em trở lên trừ 10 điểm. Có giáo viên cuối năm chẳng còn điểm để trừ. 

Dù chuyên môn vững vàng, nhiệt tình công tác nhưng có tới 3 học sinh bỏ học xem như công phấn đấu, rèn luyện của GVCN một năm trời cũng trôi sông trôi biển. Có trường lại sẵn sàng hạ thi đua giáo viên tới 2 bậc bởi "tội" không duy trì được sĩ số.

2. Nhiều hệ lụy

Thường những học sinh học yếu, lười học luôn có tư tưởng nghỉ học bất cứ lúc nào. Có em nói "vui thì đi học, buồn thì thôi". Lại có phụ huynh cho biết "học được gì thì học, làm quá cho nó nghỉ luôn".

Thế nên, phần đông giáo viên luôn sợ học sinh bỏ học giữa chừng. Chẳng thầy cô nào dám cứng rắn khi học sinh lười học hoặc phạt khi học trò gây mất đoàn kết trong lớp, luôn là "chủ mưu" trong những trò quậy phá, nghịch ngợm đáng gờm, thậm chí vô lễ ngay cả với chính thầy cô. 

Sợ trò bỏ học, giáo viên luôn dặn nhau "nhắm mắt làm ngơ", phải thấy như không thấy, phải nhún nhường, phải thỏa hiệp, đặc biệt với những học sinh cá biệt.

Chưa hết, vì không chịu học nên liên tục bị điểm kém. Sợ trò chán mà nghỉ bất thình lình, GVCN lại đích thân đi xin điểm cho trò. 

Du di, thỏa hiệp cho những học sinh vi phạm, điều này cũng mang đến khá nhiều chuyện buồn và kéo theo hiệu ứng dây chuyền không tốt. Học sinh của lớp thấy thầy cô dễ dãi cũng lờn mặt, chây ì.

Vì thế, chất lượng học tập đi xuống, nề nếp lớp bị phá vỡ...

3. Biện pháp nào hạn chế tình trạng học sinh bỏ học?

Cách làm hiệu quả nhất hiện nay là phân loại đối tượng học sinh bỏ học theo từng nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ.

Nếu học sinh bỏ học vì nghèo túng, không có điều kiện mua quần áo, sách vở, thậm chí đóng học phí (nguyên nhân này dễ giải quyết nhất) thì nhà trường sẽ hỗ trợ đồ dùng học tập và học bổng.

Nếu bỏ học vì cha mẹ ly dị (trường hợp này khá nhiều), chuyển đổi địa bàn cư trú thì cần thuyết phục cha hoặc mẹ xin chuyển trường và cố gắng tạo điều kiện cho con đi học lại. Nếu gia cảnh khó khăn, nhà trường cũng nên chung tay hỗ trợ.

Học sinh học yếu và sợ học (đối tượng này cũng khá nhiều), nhà trường có kế hoạch kèm, phụ đạo để các em lấy lại kiến thức cơ bản từ lớp dưới. 

Lúc này chỉ còn một yêu cầu với giáo viên: phải dạy bằng tình yêu thương mới có thể thuyết phục những học sinh này quay lại lớp vì phần đông các em khá cá tính.

TTO - Ông Trần Tuấn Khanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT An Giang, cho biết đến thời điểm này toàn tỉnh có trên 3.000 em học sinh không trở lại lớp từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

KHÁNH NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Trường 30 năm '0 đồng ngân sách' đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

Ngày 13-7, Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường.

Trường 30 năm '0 đồng ngân sách' đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 16-7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), 8h ngày 16-7, thí sinh sẽ biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 16-7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

Bắt nhịp cùng xu hướng chuyển dịch toàn cầu và nhu cầu bứt phá của nền kinh tế số, Trường Đại học FPT (FPTU) tiếp tục mở rộng hệ thống ngành học với những chuyên ngành mới mang tính đón đầu.

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar