09/04/2014 04:55 GMT+7

Sao bộ vẫn im lặng?

NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG (hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng)
NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG (hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng)

TT - Công bằng mà nói, mọi người đón nhận sự thay đổi của Bộ GD-ĐT ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014 khá đồng tình.

Là cán bộ quản lý một trường THPT, chúng tôi đã đón nhận, tích cực đưa ra các biện pháp từ tuyên truyền, hướng dẫn học sinh chọn môn thi, định hướng thầy cô ôn tập học kỳ II, ôn thi tốt nghiệp THPT... Kể ra thì đơn giản vậy đó, nhưng đối với các trường THPT, để làm được điều này quả không đơn giản tí nào. Từ thực tế trong thời gian qua, tôi có mấy ý kiến:

1 Thi học kỳ II, bộ chưa có chỉ đạo gì cả? Trong khi điểm thi học kỳ II sẽ ảnh hưởng rất lớn đến điểm trung bình cả năm lớp 12. Có giới hạn ở bài học trong học kỳ II? Bộ thả nổi... và Sở GD-ĐT thì chỉ đạo chung chung.

2 Các môn toán, lý, hóa, sinh xem ra có vẻ yên ổn hơn. Nhưng ranh giới giữa nhận biết, thông hiểu cũng không rõ ràng lắm. Trong nhiều lần dự sinh hoạt tổ chuyên môn, tôi đã chứng kiến tranh luận khá gay gắt giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn về câu hỏi này là nhận biết hay thông hiểu? Cần lắm một hình mẫu để các trường THPT làm căn cứ ôn tập. Tiếc thay Bộ GD-ĐT vẫn im lặng!

3 Rối nhất vẫn là các môn khoa học xã hội. Ở môn văn tới thời điểm này, Bộ GD-ĐT vẫn chưa xác định cấu trúc của đề thi môn văn!? Sao một vấn đề quan trọng vậy, ảnh hưởng đến cả triệu thầy cô và học sinh mà lại không có văn bản chỉ đạo? Vụ Giáo dục trung học đứng ở đâu? Tôi trao đổi với giáo viên đang ôn tập môn văn, thầy cô vẫn cứ băn khoăn! Ôn theo hướng nào đây?

Đành rằng là dạy học trong cả một năm nhưng ôn thi quan trọng lắm, đặc biệt là với yêu cầu sử dụng kiến thức kỹ năng tổng hợp, vốn sống và hiểu biết xã hội để trả lời. Điều này đòi hỏi Bộ GD-ĐT phải chỉ đạo rõ ràng để thầy cô có căn cứ ôn tập.

Môn sử, địa dài quá. Học sinh “ngán ngẩm”! Vậy hướng ra đề sẽ là gì? Sao không mạnh dạn giảm tải để học sinh tập trung vào một số vấn đề cơ bản, kiểm tra kỹ năng vận dụng, vẽ biểu đồ, dựa vào Atlat địa lý như thế nào? Yêu cầu đến đâu trong một đề thi? Bộ GD-ĐT vẫn im lặng!

4 Ở môn tiếng Anh năm nay có phần viết luận, phần này có bao nhiêu điểm trong đề thi? Nên giới hạn một số chủ đề để thầy cô và học sinh vùng khó thuận tiện cho ôn tập. Cũng chưa thấy Bộ GD-ĐT hướng dẫn gì cả.

5 Lịch thi tốt nghiệp đã có, Bộ GD-ĐT có lường đến và sẽ xử lý như thế nào khi học sinh không đến trường thi được do dông, lốc, mưa đá (thực tế thời tiết thời gian qua cho thấy rất khắc nghiệt nhưng lại diễn ra trong thời gian ngắn, vậy là học sinh sẽ trễ giờ thi)... Đành rằng đã có nói tại khoản 3 điều 17 theo thông tư số 10/2012/TTBGDĐT ngày 6-3-2012 của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn còn chung chung lắm. Các hội đồng coi thi tốt nghiệp THPT sẽ rất lúng túng khi xử lý!

Kỳ thi học kỳ II, thi tốt nghiệp THPT đang đến gần. Mong lắm những hướng dẫn cụ thể của Bộ GD-ĐT.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG (hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Hành trình hướng nghiệp giờ đây không chỉ là chuyện riêng của con trẻ, mà là bài toán thời cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar