19/04/2025 13:50 GMT+7

'Sáng tạo và học hỏi là yếu tố quan trọng nhất trong thế kỷ 21'

Đây là chia sẻ của các diễn giả trong chuỗi talkshow 'Học suốt đời' tại Trường đại học Hoa Sen vào ngày 19-4, với chủ đề 'Nghĩ khác, làm khác'.

'Sáng tạo và học hỏi là yếu tố quan trọng nhất trong thế kỷ 21' - Ảnh 1.

GS Trương Nguyện Thành - diễn giả tại talkshow - cho rằng thói quen suy nghĩ theo lối mòn là một trong những thách thức lớn nhất đối với tư duy sáng tạo

Chia sẻ tại talkshow, ông Trần Sĩ Chương - chuyên gia kinh tế và chiến lược phát triển doanh nghiệp - khẳng định sáng tạo là yếu tố quyết định sự tồn tại và thành công của mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại.

"Muốn tồn tại trong một thế giới luôn thay đổi, chúng ta phải biết sáng tạo. Nếu không thay đổi và sáng tạo, bạn sẽ bị đào thải. Chính sáng tạo giúp bạn thích nghi và vượt qua những thử thách", ông Chương nói.

Theo GS Trương Nguyện Thành - phó chủ tịch hội đồng cố vấn Trường đại học Hoa Sen, một trong những thách thức lớn nhất của con người trong tư duy sáng tạo chính là thói quen suy nghĩ theo lối mòn và mặc định coi đó là điều đúng đắn.

Giáo dục không chỉ là việc truyền đạt kiến thức, mà còn phải khuyến khích học sinh, sinh viên phát triển tư duy sáng tạo và học hỏi những kỹ năng mới. Chính tư duy sáng tạo và khả năng học hỏi là những yếu tố quan trọng giúp thế hệ trẻ thích nghi và phát triển trong một thế giới luôn thay đổi. Để có kết quả khác biệt, chúng ta phải bắt đầu từ việc nghĩ khác và làm khác.

"Nghĩ khác, làm khác không chỉ đơn giản là thay đổi cách nghĩ, mà còn là một bước ngoặt trong việc tìm kiếm những giải pháp sáng tạo, thay vì đi theo lối mòn cũ", ông Thành khẳng định.

Để thoát khỏi giới hạn đó, mỗi người cần dám đặt câu hỏi cho chính mình: "Tại sao mình lại có suy nghĩ này? Liệu có cách nào khác tốt hơn không?". Việc mạnh dạn tìm kiếm những cách tiếp cận mới sẽ mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Khi thay đổi cách tư duy, con người sẽ dần hình thành tâm thế cởi mở, sẵn sàng tiếp cận vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, giống như quan sát toàn cảnh một vòng tròn 360 độ. Nhờ đó sẽ nhận ra rằng ý nghĩ ban đầu chưa chắc đã là phương án tối ưu và hoàn thiện.

Đây cũng chính là nền tảng quan trọng giúp rèn luyện tư duy phản biện - kỹ năng thiết yếu trong thế giới hiện đại. Khi có khả năng tư duy phản biện, chúng ta sẽ không dễ dàng chấp nhận những gì được đưa ra, mà luôn tìm cách đánh giá và chọn lựa những phương án tốt nhất.

"Thay đổi chưa chắc đã tốt hơn, nhưng nếu muốn kết quả khác, bạn phải nghĩ và làm khác", ông Thành khẳng định.

Bên cạnh đó, ông Võ Quang Huệ - nguyên phó tổng giám đốc Vingroup, phụ trách VinFast - cũng chia sẻ rằng mỗi người cần học cách chấp nhận rủi ro và tìm ra những sáng kiến mới ngay cả từ những điều quen thuộc.

Theo ông, điều khó khăn nhất không phải là tìm ra câu trả lời, mà chính là biết đặt câu hỏi và dám đối mặt với những thử thách.

Cũng trong buổi tọa đàm, các diễn giả đã khuyến khích mọi người suy nghĩ về việc học hỏi và sáng tạo không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống hằng ngày.

Việc thay đổi cách tiếp cận vấn đề và mạnh dạn đưa ra các câu hỏi mới sẽ giúp chúng ta tìm ra những giải pháp sáng tạo hơn, từ đó mở rộng khả năng giải quyết vấn đề.

Nền tảng của học tập suốt đời là sự tò mò

Khi được đặt câu hỏi "Làm thế nào để duy trì tinh thần học suốt đời?", GS Trương Nguyện Thành cho rằng học là một nhu cầu tự nhiên và bản năng của con người, để duy trì tinh thần học tập suốt đời, điều quan trọng nhất là khơi dậy và nuôi dưỡng tính tò mò vốn có trong mỗi con người.

Khi chúng ta kích hoạt tính tò mò, chúng ta đã bắt đầu quá trình học tập. Những câu hỏi như "Tại sao lại như vậy?" hay "Làm thế nào để làm tốt hơn?" chính là nền tảng để học hỏi và phát triển.

Với mỗi đứa trẻ, học hỏi là một phần bản năng. Trẻ em luôn tò mò và khao khát khám phá thế giới xung quanh. Chính vì thế khi lớn lên, chúng ta vẫn cần giữ vững và giải phóng "đứa trẻ" trong mỗi mình để duy trì sự tò mò đó. Nếu để mất đi sự tò mò và không còn muốn học hỏi nữa, chúng ta sẽ khó có thể phát triển và thích nghi với những thay đổi trong xã hội và cuộc sống.

Học không chỉ là một hoạt động có mục tiêu ngắn hạn, mà là một quá trình liên tục, không ngừng nghỉ. Trong một xã hội luôn thay đổi, nếu không học hỏi và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới, chúng ta sẽ bị đào thải. Chính vì thế, việc duy trì tinh thần học tập suốt đời không chỉ là một sự lựa chọn, mà là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển trong thế giới hiện đại.

Học tập suốt đời bắt đầu từ tự học

Ngày 2-3, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết về học tập suốt đời. Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, báo Tuổi Trẻ ghi nhận thêm các ý kiến xoay quanh câu chuyện học tập suốt đời.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar