19/12/2020 21:22 GMT+7

Sáng sớm 20-12, áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, có thể mạnh lên thành cơn bão 14

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

TTO - Hồi 19h ngày 19-12, tâm áp thấp nhiệt đới ở vùng biển phía đông đảo Palawan (Philippines). Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão số 14.

Sáng sớm 20-12, áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, có thể mạnh lên thành cơn bão 14 - Ảnh 1.

Vị trí và dự báo sơ đồ đường đi của áp thấp nhiệt đới - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Hồi 19h ngày 19-12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,6 độ vĩ bắc; 119,3 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông đảo Palawan (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (40 - 60km/giờ), giật cấp 9.

Dự báo trong 6 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và đi vào Biển Đông.

Trong 6 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão số 14. 

Đến 19 giờ ngày 20-12, vị trí tâm bão ở khoảng 10,6 độ vĩ bắc; 114,7 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 110km về phía nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 - 75km/giờ), giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 8,0 đến 12,0 độ vĩ bắc; từ kinh tuyến 113,0 đến 120,0 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây nam, mỗi giờ đi được 15 - 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 21-12, vị trí tâm bão ở khoảng 8,5 độ vĩ bắc; 111,5 độ kinh đông, cách bãi Huyền Trân khoảng 110km về phía đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9 (60 - 90km/giờ), giật cấp 11.

Sáng sớm 20-12, áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, có thể mạnh lên thành cơn bão 14 - Ảnh 2.

Vị trí và dự báo sơ đồ đường đi của áp thấp nhiệt đới - theo https://khituongvietnam.gov.vn

Ngoài ra, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 5 - 9 độ vĩ bắc nối với áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh nên vùng biển phía tây của khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8; biển động; sóng biển cao từ 2,0 - 4,0m. Khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Áp thấp nhiệt đới áp sát Biển Đông, có thể gây gió giật cấp 11 khi thành bão

TTO - Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km đi vào Biển Đông và có thể mạnh thành bão với sức gió mạnh nhất cấp 8-9 (60-90km/h), giật cấp 11.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar