28/07/2021 06:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sáng 28-7: Cả nước thêm 2.861 ca mắc COVID-19 mới, hơn 6.000 y bác sĩ tiếp sức TP.HCM

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Sáng nay 28-7, Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận thêm 2.861 ca mắc COVID-19 mới. Bộ Y tế cho biết đã có trên 6.000 y bác sĩ cả nước tiếp sức cho TP.HCM, hai ngày 27 và 29-7 có thêm trên 100 y bác sĩ của 3 bệnh viện vào TP.

Sáng 28-7: Cả nước thêm 2.861 ca mắc COVID-19 mới, hơn 6.000 y bác sĩ tiếp sức TP.HCM - Ảnh 1.

Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc xin cho người dân ở TP.HCM chiều 22-7 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bản tin 6h ngày 28-7 của Bộ Y tế cho biết cả nước có thêm 2.861 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 2.858 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (2.115), Đồng Nai (134), Tây Ninh (120), Đồng Tháp (91), Khánh Hòa (86), Hà Nội (69), Bà Rịa - Vũng Tàu (56), Trà Vinh (38), Bến Tre (32), Phú Yên (30), Tiền Giang (30), An Giang (24), Đắk Lắk (13), Sóc Trăng (12), Cần Thơ (5), Bình Định (2), Hải Dương (1); trong đó có 403 ca trong cộng đồng.

Tính đến sáng 28-7, Việt Nam có tổng 117.121 ca mắc, trong đó có 2.206 ca nhập cảnh và 114.915 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ ngày 27-4 đến nay là 113.345 ca, trong đó có 20.172 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 6/63 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nam Định.

Có 11 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương.

Sáng 28-7: Cả nước thêm 2.861 ca mắc COVID-19 mới, hơn 6.000 y bác sĩ tiếp sức TP.HCM - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Đã tiêm chủng trên 5 triệu liều vắc xin

Trong ngày 27-7, có gần 258.080 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là trên 5.013.170 liều, trong đó tiêm 1 mũi là gần 4.562.340 liều, tiêm mũi 2 là gần 450.840 liều. 27-7 là ngày có số mũi tiêm nhiều nhất tính từ đầu tháng 7 này.

Về các hoạt động phòng chống dịch tại địa phương, Bộ Y tế cho biết Bệnh viện thu dung điều trị COVID-19 số 16 (Bệnh viện dã chiến số 16) tại quận 7, TP.HCM với quy mô 2.800 giường dự kiến sẽ nhận bệnh nhân từ ngày 28-7.

Nhiều bệnh viện tư trên địa bàn TP.HCM đã đăng ký tham gia một phần (theo mô hình bệnh viện tách đôi) hoặc chuyển đổi công năng để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19, tham gia ở tầng 3 trong hệ thống 5 tầng của TP như Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức, Bệnh viện Triều An, Bệnh viện Xuyên Á, Bệnh viện Nam Sài Gòn.

Tỉnh Nghệ An phong tỏa tạm thời Bệnh viện Đa khoa Minh An, huyện Quỳnh Lưu, sau khi phát hiện 2 nhân viên nhiễm COVID-19. Tỉnh Quảng Bình kích hoạt Bệnh viện dã chiến Quảng Bình (thành lập tại Bệnh viện Y - dược cổ truyền tỉnh Quảng Bình) tiếp nhận bệnh nhân COVID-19.

Ngày 26-7, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có quyết định thành lập 9 bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 với quy mô 1.790 giường bệnh trên địa bàn tỉnh. Những bệnh viện này chịu sự chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh. Trước đó, trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 4 bệnh viện điều trị COVID-19 với tổng số giường bệnh là 740 giường.

Từ ngày 27-7, TP Biên Hòa, Đồng Nai chính thức bắt đầu thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà.

Cũng trong chiều 27-7, hơn 70 y bác sĩ của 2 bệnh viện tuyến trung ương là Bệnh viện K và Bệnh viện E đã lên đường vào TP.HCM chi viện cho tuyến đầu chống dịch, ngày 29-7 sẽ có thêm 30 y bác sĩ của Bệnh viện Lão khoa trung ương. 

"Chúng tôi từng ở tâm dịch và cả nước đã hỗ trợ Bệnh viện K, giờ đây Bệnh viện K vào tâm dịch để chung tay cùng cả nước chống dịch" - đại diện Bệnh viện K cho biết trước khi lên đường.

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 27-7, TP.HCM đã tiếp nhận hơn 6.000 nhân lực hỗ trợ công tác chống dịch và con số sẽ còn tiếp tục tăng. Dù vậy, TP.HCM vẫn rất cần sự hỗ trợ thêm về nhân lực, vật lực để chống dịch trong thời gian tới.

Số nhân lực của hai đợt tiếp sức cho TP.HCM, đợt 1 có 612 bác sĩ, 1.362 điều dưỡng, 68 kỹ thuật viên và 1.629 sinh viên; đợt 2 có 289 người gồm 88 bác sĩ, 191 điều dưỡng và 10 kỹ thuật viên, hiện đã được phân bổ về các cơ sở y tế tùy theo cấp độ chuyên môn và đang tham gia tích cực vào điều trị, truy vết, phòng chống dịch.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã điều động hàng trăm y bác sĩ từ các tỉnh phía Bắc và bệnh viện tuyến trung ương đến hỗ trợ Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp... chống dịch.

Người dân Hà Nội bắt đầu được tiêm vắc xin ngừa COVID-19

TTO - Hôm nay 27-7, Hà Nội bắt đầu tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân tại các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã với cả ba loại vắc xin gồm AstraZeneca, Pfizer và Moderna.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Tin tức đáng chú ý: Bị cáo và gia đình trong nhiều vụ án lớn nộp lại hàng nghìn tỉ; 80% người bệnh đột quỵ đến muộn, quá "thời gian vàng"; TP.HCM kêu gọi tham gia hiến máu cứu người...

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Thiếu tướng Phan Mạnh Trường cho biết đã khởi tố 33 bị can liên quan vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

5 người bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1 phòng khám tại phường Quy Nhơn thuộc tỉnh này bị tố "chặt chém" bệnh nhân gần 9 triệu cho 2 giờ điều trị.

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar