26/02/2014 07:00 GMT+7

"Sản phẩm giáo dục có chi tiết lỗi"!

QUỐC LINH
QUỐC LINH

TT - Câu chuyện thầy giáo tát tai học trò trên bục giảng và bị học trò tấn công chưa dứt thì lại thêm vụ thầy giáo khác tát học sinh đến thủng màng nhĩ phải nhập viện. Câu chuyện buồn ấy có lẽ không chỉ của riêng ngành giáo dục.

Phóng to
Trang bị kỹ năng cho sinh viên đã và tiếp tục được tổ chức Đoàn, Hội Sinh viên tập trung trong thời gian tới. Trong ảnh: các sinh viên tham gia trại huấn luyện kỹ năng do báo Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh: Q.L.

Toàn thầy giáo còn rất trẻ. Người ta dễ đặt câu hỏi: phải chăng vì non tay nghề, yếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng nên mới hành xử như vậy? Và vì các thầy còn trẻ quá nên dư luận cũng dễ cảm thông, gác lại để chừa cho các thầy con đường trở về.

Ai cũng nhìn nhận chuyện thầy đánh trò, trò bật lại thầy là không đúng, phản sư phạm. Ai cũng biết chẳng có nhà trường nào dạy những nhà giáo tương lai suốt bốn năm trên giảng đường kiểu hành xử không chỉ là thiếu kiềm chế mà còn có phần... thô lỗ như thế. Và bất kể là thầy, cô nào dù có nhận ra lỗi của mình sau khi đã xuống tay thì đó cũng mãi là vết hằn trong cuộc đời làm thầy của mình mà không dễ gì quên được.

Thầy giáo ấy đã tự nhận hình thức kỷ luật sa thải và quyết định cũng đã được đưa ra. Nhưng ở đây câu chuyện cũng nóng không kém khi một luồng ý kiến của không ít người đang làm công việc đào tạo ra những nhà giáo lại lên án hành động của thầy giáo trẻ nọ. Sự lên án biểu thị thái độ không đồng tình là đương nhiên. Song nếu tĩnh lại một chút, liệu chính những người đang nhận nhiệm vụ đào tạo ra những thầy cô giáo tương lai có thấy phần trách nhiệm của mình trong hành vi đánh học trò của thầy giáo ấy?

Giảng viên một trường đại học sư phạm bảo rằng chị day dứt vô cùng khi xem clip ấy. Chị bảo đừng đổ lỗi do thiếu kiềm chế, cũng đừng nói mới ra trường ít kinh nghiệm và càng không thể đẩy hết trách nhiệm rằng tại trò hư. Điều khiến chị bức xúc hơn là nhiều đồng nghiệp của chị cùng đồng loạt lên án thầy giáo kia, mà không mấy ai nhận ra mình cũng có trách nhiệm khi đã vô tình cung cấp cho xã hội một “sản phẩm giáo dục có chi tiết lỗi”. Theo chị, phải nhìn câu chuyện này như lời cảnh tỉnh cần thiết, để xem lại trong tổng thể khung chương trình đào tạo cho ra đời một nhà giáo, để không còn những câu chuyện đau lòng tương tự.

Đúng là không thể đổ lỗi hết cho người làm công tác đào tạo của trường sư phạm. Song ở đây không gì khác ngoài câu chuyện của kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống. Điều này không chỉ ở nơi đào tạo ra giáo viên mà trong rất nhiều môi trường đào tạo khác cũng đang trống, trống khá nhiều. Bằng chứng rõ nhất chính là những lời ta thán của nhà tuyển dụng, là việc vuột mất cơ hội của chính ứng viên chỉ vì họ thiếu kỹ năng, trong khi chuyên môn là điều không cần bàn. Mà thiếu kỹ năng thì hoàn toàn có cách để lấp đầy, có phải là gì quá khó đâu!

Để không còn những “sản phẩm giáo dục có chi tiết lỗi” thì không chỉ là lên án, biện minh mà phải hành động và thay đổi ngay khung chương trình, chí ít là phải cập nhật một số kỹ năng cần thiết như môn học tất yếu, không chỉ dành cho đào tạo nhà giáo mà phải cho cả các ngành nghề khác. Mà điều này đã nói rất nhiều rồi, giờ là lúc phải làm thôi.

QUỐC LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar