08/12/2020 12:16 GMT+7

Săn lùng những kẻ tham nhũng đào tẩu ra nước ngoài - Kỳ 5: Trục lợi mỏ dầu để sống xa hoa ở Dubai

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Một buổi tối cuối tháng 5-2020, sau bốn năm đậu ở Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), chiếc máy bay phản lực hạng sang 17 chỗ mang số hiệu M-MYNA của Hãng Bombardier 6000 đáp xuống sân bay quốc tế Montréal-Trudeau ở Canada.

Săn lùng những kẻ tham nhũng đào tẩu ra nước ngoài - Kỳ 5: Trục lợi mỏ dầu để sống xa hoa ở Dubai - Ảnh 1.

Máy bay 17 chỗ mang số hiệu M-MYNA của Dan Etete - Ảnh: globaltake.com

Rạng sáng hôm sau, tòa án Québec đã phát lệnh thu giữ máy bay theo yêu cầu khẩn cấp của Nigeria. Chính phủ Nigeria khẳng định đây là tài sản bất chính được cựu bộ trưởng dầu mỏ Dauzia Loya Etete (thường gọi là Dan Etete) mua sắm bằng tiền tham nhũng trong đại án lô dầu mỏ OPL 245.

"Ở Dubai có một nhóm chuyên môi giới nhà đất cho các nhà chính trị và các quan chức mới bổ nhiệm ở Nigeria.

Nhà nghiên cứu MATTHEW PAGE

Bán giấy phép dầu mỏ bỏ túi 1,1 tỉ USD

Bốn năm trước đó, Chính phủ Nigeria đã thuê luật sư Olabode Johnson (Công ty luật Johnson & Johnson Solicitors) làm cố vấn pháp lý để thu hồi tài sản tham nhũng của Dan Etete liên quan đến lô dầu mỏ OPL 245. Luật sư đã ký hợp đồng với Công ty quản lý vốn Drumcliffe Partners của Mỹ để tìm nguồn tài trợ. Họ nhận được 5% trên các khoản tiền thu hồi thành công mang về cho Nigeria.

Nhận được tin máy bay M-MYNA hạ cánh ở Canada, chỉ trong vài tiếng luật sư Olabode Johnson cùng các cộng sự đã lập ngay tổ pháp lý tại Canada để khẩn cấp đệ trình đơn thu hồi tài sản với tòa án Canada. Lúc bấy giờ là 3 giờ sáng ở Nigeria nên luật sư phải trao đổi công việc với thẩm phán Canada qua đường truyền video.

Về mặt giấy tờ, Công ty Tibit ở quần đảo Virgin (một trong những thiên đường trốn thuế nổi tiếng thế giới) đứng tên máy bay M-MYNA, do đó Tibit làm đơn đòi lại máy bay. Đầu tháng 9-2020, tòa phúc thẩm Canada phán quyết vẫn giữ quyết định thu giữ máy bay. 

Tòa nhận định căn cứ bản tuyên thệ của luật sư Olabode Johnson cùng nhiều tài liệu khác như bản án các phiên tòa ở châu Âu, có thể kết luận cựu bộ trưởng Dan Etete đã có hành vi tham nhũng. Ngoài ra, báo cáo của FBI Mỹ về hoạt động rửa tiền của Dan Etete đã hiển nhiên chứng minh Tibit là công ty bình phong của Dan Etete nhằm rửa tiền tham nhũng.

Nigeria là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về dầu mỏ và đó cũng là lĩnh vực xảy ra nhiều đại án tham nhũng. Đại án lô dầu OPL 245 được đánh giá là vụ tham nhũng lớn nhất trong ngành dầu mỏ Nigeria, liên quan đến vài bộ trưởng Nigeria và các công ty phương Tây.

Sự việc khởi đầu vào tháng 4-1998, đúng thời điểm "hoàng hôn nhiệm kỳ" của bộ trưởng dầu mỏ Dan Etete, ông này đã phê duyệt quyết định cấp quyền thăm dò lô dầu OPL 245 cho Công ty Malabu Oil & Gas. Quyết định này quái đản ở chỗ Malabu Oil & Gas là công ty vô danh tiểu tốt trên thị trường trong khi lô OPL 245 xa bờ 150km lại là mỏ vàng đen với trữ lượng 9 tỉ thùng. 

Kết quả điều tra sau này phát hiện Malabu Oil & Gas mới được thành lập 5 ngày trước ngày được cấp giấy phép thăm dò và cổ phần đa số trong công ty thuộc về bộ trưởng Dan Etete. Giấy phép của Malabu Oil & Gas bị thu hồi. Năm 2003, Công ty đa quốc gia Shell (Anh-Hà Lan) tiếp quản lô OPL 245 về kỹ thuật. Dan Etete bèn đi kiện đòi quyền lợi liên quan đến lô OPL 245. 

Lúc bấy giờ, vây cánh của Dan Etete quá mạnh, đột nhiên Chính phủ Nigeria cho phép Malabu Oil & Gas tiếp tục thăm dò lô OPL 245. Shell bèn kiện ra tòa trọng tài. Tháng 11-2010, Shell liên doanh với Công ty dầu khí Eni (Ý). Sau đó, bộ trưởng tư pháp Mohammed Bello Adoke đã đề nghị tổ chức thương lượng trực tiếp giữa Shell, Eni, Malabu Oil & Gas và một số thành viên Chính phủ Nigeria.

Tháng 4-2011, Shell và Eni đồng ý mua lại quyền thăm dò lô OPL 245 của Malabu Oil & Gas với giá 1,3 tỉ USD. Theo tài liệu của tổ chức chống tham nhũng Global Witness (Anh) công bố vào tháng 1-2016, trên thực tế 1,1 tỉ USD đã được chuyển vào tài khoản riêng của Dan Etete để từ đó chia ra lại quả cho một số quan chức Chính phủ Nigeria. 

Tổng thống Muhammadu Buhari (cầm quyền từ tháng 5-2015) đã cam kết bài trừ tận gốc tham nhũng dầu mỏ. Tháng 1-2017, Nigeria đưa lô OPL 245 trở lại danh mục đầu tư công. Dan Etete bị truy tố về tội rửa tiền và tham nhũng. Cuối tháng 1-2020, tòa án Nigeria phát lệnh bắt giữ Dan Etete. Tòa án Ý cũng truy tố Dan Etete về tội rửa tiền và bảy tội danh khác.

Săn lùng những kẻ tham nhũng đào tẩu ra nước ngoài - Kỳ 5: Trục lợi mỏ dầu để sống xa hoa ở Dubai - Ảnh 3.

Cựu bộ trưởng tư pháp Mohammed Bello Adoke (phải) bị nhân viên EFCC bắt giữ cuối năm 2019 - Ảnh: EFCC

Mua nhà cửa sang trọng ở nước ngoài

Vừa mới giữ chức bộ trưởng dầu mỏ năm 1995, Dan Etete đã mở hàng loạt tài khoản ở nước ngoài và thành lập hàng loạt công ty bình phong nhằm mục đích rửa tiền tham nhũng. Theo tiết lộ của Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng tiên tiến ở Mỹ (C4ADS), trang web điều tra báo chí Finance Uncovered (Anh) và Dự án Báo cáo tội phạm có tổ chức và tham nhũng (OCCRP) công bố hồi tháng 6-2018, Dan Etete không chỉ mua máy bay riêng với giá 57 triệu USD năm 2011 mà còn chi nhiều triệu USD mua một căn hộ cao cấp và một biệt thự ở Dubai. Tiền mua nhà được chuyển qua Công ty vỏ bọc Gunes General Trading LLC.

Tháng 3-2020, Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (CEIP) ở Mỹ đã công bố báo cáo của nhà nghiên cứu Matthew Page với đầu đề "Bất động sản ở Dubai: Ốc đảo dành cho giới tinh hoa chính trị tham nhũng Nigeria". Báo cáo tiết lộ 800 bất động sản trị giá khoảng 400 triệu USD ở Dubai có liên quan đến một số quan chức đương chức và cựu quan chức ở Nigeria, người thân, cộng sự hoặc người được ủy quyền của họ. 

Trong đó, Dan Etete liên quan đến một lô đất ở khu đất vàng Emirate Hills trị giá hơn 920.000 USD và một căn hộ trị giá 500.000 USD trong khu Marina Residences trên đảo nhân tạo Palm Jumeirah. Khoảng 25% bất động sản nêu trong báo cáo liên quan đến các cá nhân từng là đối tượng bị cơ quan chống tham nhũng Nigeria điều tra, bắt giữ, khởi tố hoặc đã bị kết án.

Các quan chức Nigeria háo hức mua bất động sản ở Dubai đến mức một nhóm môi giới nhà đất đã được lập ra ở Dubai chỉ chuyên đi săn lùng các nhà chính trị mới được bầu và các quan chức mới được bổ nhiệm ở Nigeria. Matthew Page nhận xét: "Một số kẻ môi giới là bọn lừa đảo tìm cách lừa đảo các nhà lập pháp Nigeria muốn chuyển tiền bất chính thành bất động sản ở nước ngoài". 

Đến tháng 7-2020, CEIP tiếp tục công bố báo cáo dày 130 trang của 10 tác giả với đầu đề "Vai trò của Dubai trong thúc đẩy tham nhũng và các dòng tài chính bất hợp pháp toàn cầu". Báo cáo kết luận Dubai đã trở thành thiên đường rửa tiền do các quy định giám sát và thực thi hải quan quá lỏng lẻo.

Tháng 11-2007, Dan Etete đã từng bị tòa án Pháp kết án 3 năm tù, nộp phạt 300.000 euro và phát lệnh truy nã quốc tế về tội rửa tiền. Tòa án Pháp nhận định Dan Etete đã dùng tiền bẩn mua nhiều văn phòng, dinh thự, lâu đài, du thuyền, tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ ở Pháp. Hiện nay, ở lứa tuổi gần đất xa trời, Dan Etete (75 tuổi) đang đào tẩu ở Dubai và không biết ngày nào sẽ "quy hồi cố hương" lãnh án.

Cựu bộ trưởng tư pháp Mohammed Bello Adoke (2010-2015) đã bị truy tố về tội lạm quyền và rửa tiền trong vụ phê duyệt chuyển 1,1 tỉ USD vào tài khoản do Dan Etete quản lý. Adoke đào tẩu ra nước ngoài năm 2015, sau đó bị Interpol bắt giữ tại Dubai vào tháng 11-2019.

Tháng sau, Adoke được áp giải về Nigeria và đã bị các nhân viên Ủy ban Tội phạm tài chính và kinh tế Nigeria (EFCC) bắt giữ tại sân bay quốc tế Nnamdi Azikiwe ở thủ đô Abuja.

Hiện nay, tòa án đang làm rõ vai trò của Shell, Eni và nhiều cựu quan chức Nigeria liên quan đến đại án lô dầu OPL 245. Nigeria đã đề nghị tòa án Ý phán quyết buộc Shell và Eni phải bồi thường 1,092 tỉ USD cho Nigeria.

******************

Một trong những cách thức rửa tiền thời thượng của bọn tội phạm tham nhũng là mua bất động sản ở Mỹ. Bọn chúng đã mua nhà ở Mỹ như thế nào?

Kỳ tới: Mua nhà ở Mỹ để rửa tiền bẩn

Săn lùng những kẻ tham nhũng đào tẩu ra nước ngoài - Kỳ 4: Rút ruột hàng tỉ đôla và đào tẩu khắp nơi

TTO - Nhà tài chính Low Taek Jho (thường gọi là Jho Low), 39 tuổi, từng là cánh tay đắc lực của Thủ tướng Najib Razak (2009-2018) lúc đương quyền ở Malaysia và là "con cá lớn" trong đại án quỹ đầu tư Malaysia Development Bhd (1MDB) bị rút ruột.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar