18/03/2019 09:56 GMT+7

Sắm xe cứu thương, chở người miễn phí

MY LĂNG
MY LĂNG

TTO - Hai người ở Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), một người khá giả, một người không giàu có nhưng cùng nhau làm thiện nguyện; một người chở xe cấp cứu miễn phí, một người hay đi xin cho người nghèo khổ hơn mình...

Sắm xe cứu thương, chở người miễn phí - Ảnh 1.

Anh Chinh động viên bà Nguyễn Thị Gái (khu phố Phước Tiến) - một trong những người thường xuyên đi xe cấp cứu miễn phí của anh - Ảnh: TỰ SANG

Đó là anh Nguyễn Tấn Chinh, 46 tuổi và bà Nguyễn Thị Hoa, 70 tuổi, ở thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc.

“Nhiều khi máu me, người ta đau quá tiểu tiện cả trên xe, mình dọn dẹp. Đã chấp nhận làm cái này thì không ngại mấy chuyện đó.

Anh NGUYỄN TẤN CHINH

Nửa đêm gọi nhờ, không bao giờ cằn nhằn

Buổi chiều 15-3, vừa nghe thấy giọng nói của anh Chinh, bà Nguyễn Thị Gái (79 tuổi, khu phố Phước Tiến) đang nằm trên giường xếp vội nhấc đầu lên nhìn ra cửa. Nhìn thấy anh Chinh, bà Gái cười rồi chợt òa khóc nức nở.

Anh Chinh vội ngồi xuống bên cạnh hỏi thăm, an ủi.

"Bà già rồi, bệnh mấy năm nay, thấy mình thì mừng lắm nhưng lại sợ chết nên khóc hoài" - anh Chinh nói.

Bà Gái bị ngã gãy xương, rồi bị tai biến hơn hai năm, cứ nằm một chỗ. Chị Hà Thị Gòn, con bà Gái, cho biết: "Hồi trước cứ bốn ngày má tui phải đi bệnh viện một lần, sau này một tháng đi một lần.

Mỗi lần đi Bệnh viện Xuyên Mộc hay Bệnh viện Bà Rịa đều nhờ anh Chinh chở. Ảnh không lấy một đồng nào. Có khi 1-2h đêm má đau, tui lại gọi anh Chinh. Ảnh không bao giờ cằn nhằn. Gọi 5 phút sau là xe ảnh tới rồi, phụ tui ẵm má đưa lên băng ca rồi chở tới bệnh viện".

."Tôi muốn có một chiếc chở miễn phí lâu lắm rồi. Nghe tin có người cần bán gấp xe cấp cứu này, tôi mua liền" - anh Chinh nói.

Anh bỏ ra gần nửa tỉ đồng mua chiếc xe cấp cứu chuyên dụng về để làm việc thiện nguyện. Câu chuyện bắt đầu từ đầu năm 2017.

"Bữa đó tôi đi đá banh, bị té đập đầu xuống đất - anh Chinh kể - Tôi mướn xe từ đây lên Sài Gòn. Tài xế bữa đó tốt lắm. Ảnh cõng tôi từ trong nhà ra xe, rồi lên Chợ Rẫy cũng cõng mình từ xe vô phòng cấp cứu.

Tôi thấy anh tài xế đó không họ hàng gì mà có tấm lòng tử tế với mình, tôi cảm động lắm. Tôi nghĩ mình sẽ mua một chiếc xe cấp cứu chở miễn phí cho những người nghèo cần đi bệnh viện, kể cả những người không nghèo khó nhưng bị tai nạn, bị bệnh đột xuất mình vẫn chở không lấy tiền".

Xe cấp cứu anh Chinh để ngay trong nhà, trực 24/24 giờ. Xăng lúc nào cũng đổ đầy. Người dân khắp huyện Xuyên Mộc bị tai nạn, bị bệnh chỉ cần gọi là anh đến chở.

"Nhiều lần vừa bưng chén cơm lên chưa kịp ăn, nghe điện thoại là chạy. Có khi một ngày chạy cấp cứu từ ban ngày đến hơn 4h sáng! Có chuyến lên cả Sài Gòn. Tôi làm mà không nghĩ ngợi gì hết. Giàu nghèo gì mà cần xe mình chở hết" - anh Chinh nói.

Anh kể: "Vừa rồi, tôi mới chở cấp cứu một bà bên xã Hòa Hội bị sốc thuốc. Người nhà kêu chuyển lên Bệnh viện Bà Rịa nhưng tôi nghĩ kiểu này mà chuyển lên đó sợ không cứu kịp, tôi nói đưa lên Bệnh viện Xuyên Mộc gần hơn cứu trước. Bác sĩ, y tá sơ cứu cho thở oxy, chích thuốc giải, sau đó mới đưa lên bệnh viện tỉnh".

Hơn 2 năm nay, chiếc của anh Chinh đã chở hơn 200 người. Lúc anh chở, khi bận anh giao cho con trai.

"Chạy trong địa bàn tỉnh không tốn tiền thuê tài xế. Ở đây có nhiều người tốt lắm. Mình kẹt, nhờ họ giúp. Nhưng đi tỉnh xa phải trả tiền thuê tài xế" - anh Chinh nói.

Anh cho hay: "Gần như cứ 1-2 ngày lại có người đi viện. Có những ca chạy thận định kỳ hằng tuần. Cứ một người có khi một tuần đi 2-3 ca, chở đi lên đi về. Những người già, yếu, liệt mới đi xe mình, còn người khỏe thì họ tự chạy hoặc người nhà chở đi, rồi người bị tai nạn giao thông.

Tôi tính sẽ mua thêm một chiếc xe cấp cứu nữa, chứ một chiếc chạy không đủ. Một chiếc thì chở người chạy thận, những người đi khám định kỳ. Còn riêng chiếc để cấp cứu thì phải trực 24/24 giờ".

Bà Trần Thái Thị Phượng (chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Phước Bửu) cho hay anh Chinh là một trong những người chuyên làm việc tốt ở thị trấn.

"Ảnh tự sắm xe cứu thương 24/24 giờ, giúp những hoàn cảnh khó khăn hoặc bị tai nạn đột xuất, chở miễn phí tới bệnh viện. Ảnh đang ăn cơm mà ai kêu có cấp cứu là cũng buông chén cơm chạy liền" - bà Phượng cho biết thêm.

Chuyện của bà Sung

Sắm xe cứu thương, chở người miễn phí - Ảnh 4.

Bà Nguyễn Thị Hoa tại tiệm tạp hóa nhỏ của gia đình - Ảnh: TỰ SANG

Mình cũng khó khăn, thấy người nghèo khổ hơn mình thì thương thôi.

Bà NGUYỄN THỊ HOA

Ngoài chở xe cấp cứu miễn phí, anh Chinh còn tặng hòm cho những người nghèo khi họ mất đi, không có tiền mua hòm để chôn. Cùng anh thực hiện nghĩa cử tốt đẹp này là một phụ nữ có hoàn cảnh không hề khá giả.

Đó là bà Nguyễn Thị Hoa - tên thường gọi là bà Sung, 70 tuổi.

"Bả tốt lắm. Vật chất không có nhưng hay giúp người khó khăn. Ai cho gạo từ thiện, bả biết lại xin cho những người nghèo. Những trường hợp cần thiết mà ít tiền thì bả đi xin các nhà hảo tâm cho người ta. Ai chết không có tiền mua hòm, bả xuống tìm hiểu rồi gọi cho tôi xin cho người ta"- anh Chinh nói.

Tiếp chúng tôi trước tiệm tạp hóa hầm hập nóng giữa buổi chiều, bà Hoa kể bà mất cha từ hồi 12 tuổi. Bà đi ở đợ, lớn lên đi làm Sài Gòn, rồi lấy chồng, có năm người con, một đã mất và con trai đầu của bà bị tai biến hơn hai năm nay.

"Vợ chồng tui không có lương hưu. Chồng tui xưa đi lính, từ Sài Gòn hồi hương về Bà Rịa. Tui hồi trẻ cũng làm thuê làm mướn. Giờ về già, vợ chồng tui dựa vào tiệm tạp hóa này, chỉ đủ ăn nhưng có đám ma đám cưới là thiếu" - bà Hoa tâm sự.

Đang nói chuyện, bà quay qua nói với anh Chinh: "Vợ thằng Tuyết bên ấp Cây Điệp hôm bữa mày cho gạo đó vừa chết rồi, giờ đang lo cái hòm cho nó".

Rồi bà nói thêm: "Hồi bà già nó chết tui cũng xin hòm cho. Chồng nó chết cũng xin hòm cho. Giờ nó chết cũng xin hòm cho nó. Nhà nghèo lắm. Con cái đứa nào cũng khổ".

Bà Hoa nói ai đến xin hòm, bà đều tới khảo sát đàng hoàng.

"Coi đúng họ nghèo là xin cho họ liền. Mấy năm trước có người chết trôi dưới sông không ai nhận, tôi đi xe ôm ra sông đó khảo sát, rồi đem hòm ra cùng bà con chôn cất người ta, để tên mộ vô danh nhằm khi ai lại hỏi mình chỉ.

Mà hồi nào giờ mấy năm rồi chưa thấy ai đến hỏi. Tiền hòm Chinh chịu, còn tiền trang trí hòm tui chịu. Có khi tui đi xin. Thấy người ta khổ quá, trang trí cái hòm cho nó đẹp đỡ tội người ta" - bà Hoa bộc bạch.

"Bà Sung là trường hợp đặc biệt. Thương lắm. Hai vợ chồng hoàn cảnh khó khăn, nhưng khi biết có người bệnh hoặc ốm đau lại đi quyên góp giúp đỡ.

Bà Sung thích làm việc từ thiện, hay đi xin chỗ này chỗ kia cho những người nghèo khổ hơn mình. Quyên góp được 5 -7 cái hòm từ thiện, khi có người nghèo cần đến là lại lấy ra giúp", chủ tịch UBND thị trấn Phước Bửu Nguyễn Hải La nói về bà Nguyễn Thị Hoa.

TTO - Ở Bệnh viện Đa khoa thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, người dân không phải mất tiền nhưng vẫn được lo cơm nước ngày ba bữa.

MY LĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar