25/08/2012 02:10 GMT+7

Xe cấp cứu nghĩa tình ở vùng ven

ĐOÀN BẢO CHÂU
ĐOÀN BẢO CHÂU

TT - 12g đêm, một tai nạn vừa xảy ra ở khu vực xã Nhị Bình (H.Hóc Môn, TP.HCM), ngay lập tức người dân ở đó bấm số gọi ngay cho ông Huỳnh Văn Nhiều (56 tuổi), chủ xe cấp cứu hoàn toàn miễn phí suốt 12 năm qua tại hai xã vùng ven Nhị Bình, Đông Thạnh (TP.HCM), nơi mà đường sá đi lại còn nhiều khó khăn.

Phóng to

Ông Nhiều bên chiếc xe cấp cứu quen thuộc của gia đình mình - Ảnh: Đoàn Bảo Châu

Chiếc xe này phục vụ miễn phí nhu cầu về y tế của người dân ở đây, từ chở người bị tai nạn giao thông đi cấp cứu, chở phụ nữ đi sinh đến người bị bệnh, tai biến lúc nửa đêm... Xe ra đời từ cách đây 12 năm, khi mà ông Huỳnh Văn Nhiều đang làm việc tại Hội Chữ thập đỏ xã Nhị Bình.

Trên đường đi làm về, ông thường xuyên bắt gặp người dân bị tai nạn giao thông nhưng không có xe chở đi cấp cứu. “Có người phải ngồi chờ cả tiếng, máu khô luôn mà taxi vẫn chưa tới, vì thời đó (khoảng năm 1999) Nhị Bình còn rất hoang vu, không xe nào dám chạy vô. Sẵn có kiến thức sơ cấp về y tế, tui nghĩ tại sao lại không tận dụng giúp người dân?” - ông Nhiều nói. Vậy là ông về nhà vận động gia đình để bỏ ra 45 triệu đồng mua một chiếc xe, đến năm 2002 thì mua hẳn một chiếc xe 15 chỗ, dùng riêng cho việc chở người đi cấp cứu với đầy đủ băng ca, dụng cụ sơ cứu, đèn, loa. Tất cả đều do tự ông trang bị và mang đi kiểm tra định kỳ sáu tháng/lần.

Từ đó, số điện thoại của ông Nhiều trở nên quen thuộc với người dân ở đây. Cứ có chuyện là họ gọi ngay cho ông để chuyển nạn nhân đến Bệnh viện Hóc Môn (cách đó 13km) và Bệnh viện Thuận An, Bình Dương (cách đó 3km), các trường hợp đặc biệt thì xe đưa thẳng đến bệnh viện ở trung tâm TP. Ông Năm Dũng, người dân địa phương, cho biết: “Tuần trước xe vừa đưa giúp em tui bị tai nạn đi bệnh viện. Ở đây ai bị tai nạn, bệnh tật gì cũng gọi liền cho xe cấp cứu của ông Nhiều”.

“Trung bình mỗi ngày có hai, ba cuộc gọi, còn lễ tết thì chạy liên tục bốn, năm đợt là bình thường vì tai nạn giao thông, ẩu đả nhiều” - vợ ông cho biết. Chính vì tính thất thường của các cuộc gọi mà giấc ngủ của ông Nhiều cũng đổi theo, cứ 19g là ông đã đi ngủ “để tới khuya người ta có gọi thì mình tỉnh táo chạy ra”. Hiện nay, do số lượng các ca cấp cứu cần đến xe của ông ngày càng nhiều, cả con trai, con rể của ông cũng tham gia vào đội ngũ tài xế tình nguyện này.

Tất cả đều phải có bằng lái xe 15 chỗ mới được ông “duyệt” cho lái xe cấp cứu: “Chạy buổi tối tui không sợ, sợ nhất là chạy vào giờ tan tầm, học trò tan học mà đường ở quê lại hẹp nên dễ va quẹt. Bởi vậy, mấy đứa nó phải học đàng hoàng tui mới cho lái”. Bà Lê Thị Hồng Phượng, phó chủ tịch UBND xã Nhị Bình, cho biết: “Xe của ông Nhiều đã hỗ trợ cho xã rất hiệu quả trong công tác cấp cứu tại trạm y tế xã. Rất nhiều trường hợp cần cấp cứu tại xã, nhờ có sự giúp đỡ về mặt phương tiện của ông mà đã giải quyết nhanh chóng, đảm bảo được an toàn tính mạng, sức khỏe cho nạn nhân”.

ĐOÀN BẢO CHÂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar