20/08/2014 14:41 GMT+7

Sắm 320.000 máy tính bảng: cần tham khảo phụ huynh

truong hieu ngoc (hieungoctr@....)
truong hieu ngoc (hieungoctr@....)

TTO - Câu chuyện sắm 320.000 máy tính bảng tiếp tục nhận được những ý kiến của bạn đọc đề nghị cân nhắc thật kỹ, nên tham khảo ý kiến các bậc cha mẹ, chứng minh tính khoa học...

Phóng to
Hiệu trưởng các trường tiểu học và trưởng phòng giáo dục các quận đang được giới thiệu về sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học các lớp 1, 2, 3 trong phòng học mẫu tại Sở GD-ĐT TP.HCM chiều 18-8 - Ảnh tư liệu



TTO xin trích đăng:

* Phụ huynh không đồng tình

+ Đề nghị Sở GDĐT TP.HCM tổ chức lấy ý kiến phụ huynh học sinh. Phụ huynh học sinh là những người phải chi ra số tiền để mua thiết bị cho con em mình nên cần tham gia thẩm định tính khả thi của các dự án.

Sở GDĐT TP.HCM cũng nên tham khảo ý kiến các nhà khoa học. Liệu các ông có đủ trình độ và chịu trách nhiệm với quyết định của mình không? Vụ tiếng Anh vẫn còn chưa nuốt trôi mà.

+ Các cán bộ sở phải đi họp phụ huynh lớp tiểu học mới nghe hết được tâm tư của phụ huynh học sinh.

Tôi từng chứng kiến cảnh một phụ huynh ý kiến phản đối việc bắt buộc đóng 40.000 đồng tiền học bơi (một việc rất thiết thực vừa đảm bảo an toàn cho trẻ và rèn luyện sức khỏe) vì gia đình không có điều kiện, thì mới thấy cái khó khăn của rất nhiều gia đình kiếm ăn từng bữa và lo cho con được đến trường.

Nước ta còn nghèo, hãy nên suy nghĩ một cách thiết thực.

+ Chúng tôi nhiều khoản để lo lắm rồi mà các vị còn "đẻ" thêm máy tính bảng thì chúng tôi đào đâu ra tiền?

Chưa kể còn nhỏ thì học gì ở máy tính bảng? Rồi ai kiểm soát nội dung?

+ Có mùi kinh doanh. Cái cần nhất bây giờ là cải cách cách dạy và học, đổi mới nội dung giảng dạy chứ không phải đưa nhiều trang thiết bị hiện đại vào dạy.

Hãy dạy các em cách suy nghĩ chứ không phải dùng thiết bị thay cho đầu óc các em.

Tại sao bây giờ có rất nhiều đề án mua sắm thiết bị? Phải chăng những người đề xuất ra đã tính hiệu quả của thương vụ này?

* Nên dạy theo cách truyền thống

+ Xem qua tất cả phản hồi của người đọc Tuổi Trẻ là thấy hơn 90% phụ huynh sẽ không đồng tình với đề án này rồi, lợi bất cập hại.

Đề án này nên được bố sung vào chương trình học trong 5 tiết thì nên có một tiết như vậy, nhưng không phải cấp tiểu học mà là THCS hay THPT trở lên thì nghe hợp lý hơn.

Còn cấp tiểu học nên theo phương pháp truyền thống đề rèn cho các bé những thứ cấn thiết như tập đọc, tập viết, tập vẽ, tính sáng tạo, tư duy, học đạo đức, biết yêu thương đồng loại, hoa cỏ, động vật....

Kính cận lên ngôi.

Nếu trang bị sách điện tử, máy tính bảng cho học sinh tiểu học.... thì sau đó kính cận sẽ lên ngôi.

Các ông bố bà mẹ hãy chuẩn bị tiền mua kính cho con.

+ Đối với học sinh tiểu học, tôi đồng ý sách điện tử chỉ có lợi khi dùng để tham khảo thêm. Ngoài ra, vẫn nên dạy và học theo cách truyền thống.

Đại đa số ý kiến người dân đã không đồng tình cho học sinh lớp 1,2,3 học bằng máy tính bảng với các lý do cụ thể, chính đáng rồi.

Đề nghị Sở GD-ĐT TP.HCM vui lòng quan tâm đến các ý kiến phản biện, để có phản hồi chi tiết cho dư luận khỏi thắc mắc.

+ Thay đổi là thay đổi cái cần như cách giáo dục của trường, tạo môi trường cho trẻ vừa học vừa thực hành vừa trải nghiệm chứ không phải chỉ trên lý thuyết hay máy cái máy tính bảng chỉ làm tổn hại não và mắt của trẻ em.

+ Theo tôi phải ngừng ngay dự án này lại vì phần kinh phí quá lớn. Nên đầu tư và giải quyết cho đời sống của giáo viên thì hay hơn.

Dự án này nếu đưa vào áp dụng thì chẳng khác nào thế hệ con em chúng ta là những robot. Và gánh nặng sẽ đè lên vai những bậc phụ huynh vốn đã khó khăn khi cho con em mình đến trường nay phải tốn thêm phần chi phí mua sắm thiết bị.

Tôi thấy nên học qua sách theo phương pháp bình thường. Sẽ tiết kiệm rất nhiều về nhân lực, tập huấn, bảo trì, bảo hành thiết bị.

Chúng ta không nên phụ thuộc quá nhiều về thiết bị công nghệ và nên nhớ rằng những thiết bị công nghệ đó chỉ mang tính chất thao khảo thêm thôi.

* Hãy chỉ ra tính khả thi, khoa học của dự án

+ Những câu hỏi này xin được dành cho những nhà quản lý:

- Chi phí mua máy tính bảng, chi phí bảo hành, bảo trì (giả sử hết hạn bảo hành), hư hỏng (trẻ con làm rớt...) là bao nhiêu?

- Mua một máy tính bảng chuẩn thì sử dụng được bao lâu hay cứ mỗi năm lại phải mua máy mới?

- Chí phí phụ huynh chúng tôi phải gồng gánh là bao nhiêu cho cái đề án này?

Ngay cả giáo viên còn chưa thạo thì sao con em chúng tôi phải vác máy tính bảng đến trường? Vậy thì cho học online luôn đi!

Đề nghị nghiêm túc khảo sát kết quả và rút kinh nghiệm vụ trang bị bảng tương tác thông minh vừa qua! Nếu nhà quản lý giáo dục không "tường minh" tất cả các vấn đề liên quan thì các vị đang làm trì trệ giáo dục đây!

+ Sự thay đổi không đi đôi với ồ ạt và hấp tấp! Nên nhớ rằng, mức sống và hoàn cảnh của mỗi em học sinh là khác nhau, một quyết định và hành động phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế!

Hãy chỉ cho tôi sự khả thi của đề án này ở đâu và phù hợp chỗ nào?

+ Bản thân tôi cho rằng việc thực hiện đề án trang bị 320.000 máy tính bảng cho HS ở lứa tuổi đang phát triển tư duy và hình thành các phẩm chất là chưa hợp lý và thiết thực vì:

- Thứ nhất các em nên được khuyến khích sử dụng tư duy nhiều hơn nhận sự hỗ trợ từ các thiết bị hiện đại nhằm phát triển tư duy, khả năng sáng tạo và hình thành tính kiên trì, cẩn thận ở các em. Thử hỏi xã hội sau này sẽ như thế nào khi mà các em quá lệ thuộc cào máy móc từ khi còn quá nhỏ.

- Thứ hai một số lượng không nhỏ gia đình có con em đang theo học tại các trường đặt biệt là các trường tiểu học đang loay hoay giải bài toán học phí thì bị gắn thêm gánh nặng phí sắm sửa máy tính bảng. Gia đình khá giả thì không nói gì thế còn các gia đình khó khăn thì phải làm sao?

- Thứ ba các em tuổi còn nhỏ vì thế giao cho các em một món đồ giá trị vài triệu đồng như thế một mặt tạo thuận lợi cho các phần tử xấu trong xã hội giở thói trộm cắp mặt khác còn gây nguy hiểm cho chính các em vì không ai biết được những phần tử ấy sẽ hành động như thế nào khi túng thiếu.

Tóm lại, bản thân tôi nhận thấy vượt lên trên những lợi ích mà máy tính bảng mang tới cho các em như hỗ trợ hiệu quả cho việc học Anh văn, tham khảo các tài liệu học tập và đặc biệt là giải trí, còn đó những bất cập phát sinh khi thực hiện dự án này mà quả thật chúng ta không lường trước được.

Mời xem thêm:




truong hieu ngoc (hieungoctr@....)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Mỗi lần mưa lớn, người dân lại thấp thỏm đi qua hầm chui trước bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức). Dù từng được lý giải nguyên nhân và hứa khắc phục, nhưng những ngày gần đây tình trạng ngập vẫn tái diễn.

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng

Những đàn bò thả rông thường xuyên xuất hiện trên nhiều tuyến đường chính tại khu công nghiệp ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng

Nhiều bạn đọc tranh luận trước đề xuất bỏ hình phạt tử hình một số tội danh

Đề xuất bỏ tử hình với một số tội danh như làm thuốc giả, vận chuyển trái phép chất ma túy... đang có nhiều ý kiến trái chiều từ bạn đọc.

Nhiều bạn đọc tranh luận trước đề xuất bỏ hình phạt tử hình một số tội danh

Đồng Nai: 20 năm làm nông vẫn phải xác nhận là nông dân nhưng chờ mãi chưa được hỗ trợ

Bị thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp 12.394m² nhưng hộ nông dân ở Tân Phú (Đồng Nai) chưa được hỗ trợ và phải làm xác nhận nông dân.

Đồng Nai: 20 năm làm nông vẫn phải xác nhận là nông dân nhưng chờ mãi chưa được hỗ trợ

Sao phải đi gần 2.000km đến Hà Giang ‘học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục’?

Từ chuyện một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục', hàng loạt câu hỏi được đặt ra.

Sao phải đi gần 2.000km đến Hà Giang ‘học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục’?

Nữ sinh mất tích sau khi rời nhà, có lên xe khách ra hướng Bắc?

Tại Quảng Bình, người thân và cơ quan chức năng đang tìm kiếm một nữ sinh mất tích sau khi rời khỏi nhà bằng xe đạp điện từ chiều 19-5. Người dân phát hiện nữ sinh có lên một chiếc xe khách ra hướng Bắc.

Nữ sinh mất tích sau khi rời nhà, có lên xe khách ra hướng Bắc?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar