12/12/2017 17:31 GMT+7

Sài Gòn - một miền thương nhớ, một ý mến yêu

HOÀNG ĐA KAO
HOÀNG ĐA KAO

TTO - Với Sài Gòn những mùa yêu và Sài Gòn thềm xưa nắng rụng, Trần Thùy Linh và Trương Gia Hòa vừa lần lượt ghi thêm mình vào danh sách dài dằng dặc những người mang chữ nghĩa tỏ tình với vùng đất Sài Gòn.

Sài Gòn - một miền thương nhớ, một ý mến yêu - Ảnh 1.

Trong đô thị ngày càng chật chội, nhiều lúc như thể bị vây khốn bởi những đổi thay chóng mặt, những mất mát hữu hình và vô hình, Thùy Linh và Gia Hòa đã vãn hồi chút niềm "trinh bạch" xưa cũ cho Sài Gòn bằng những điều bình dị. 

Những điều bình dị nhỏ bé tưởng chừng có thể bắt gặp khắp đâu trên hành tinh này, dẫu sao, vẫn mang một phong vị rất riêng chỉ Sài Gòn mới có.

Không phải ngẫu nhiên mà người viết đặt hai tác phẩm này cạnh nhau. 

Dù khác biệt về giọng văn giữa một Trương Gia Hòa gốc Tây Ninh và Trần Thùy Linh sinh ở Hà Nội, dù nhãn quan mỗi người nhìn đất Sài Gòn mỗi khác, nhưng cả hai đã thấy, đã cảm được cái mạch sống tiềm tàng giữa lòng đô thị đầy huyên náo này.

Mỗi mùa đi qua, mỗi sắc lá, mỗi tia nắng hạt mưa đều dễ gây thành chuyện. 

Từ chuyện trong nhà đến chuyện ngoài phố. Tất cả đều dựng lên được một miền nhớ thương, một ý mến yêu, rất lạ và rất yên như thể nắng mưa đi qua thành phố này, tưởng chừng vô tình mà xao xuyến lạ. 

Nữ tính trong tác phẩm khiến cho Sài Gòn dù xuất hiện ở cái vẻ đài các hay xù xì góc cạnh của nó, vẫn hiện lên một cách bao dung, hòa ái.

Đặt hai tác phẩm này vào loạt sách cùng thể tài sẽ thấy rõ sự vận động, sự đổi khác của Sài Gòn qua từng năm tháng. 

Bởi, nếu được xuất bản hơn một năm trước, chắc hẳn tản văn Ở đường sách, bước chậm trong nẻo lạc đã không thể xuất hiện trong tác phẩm Sài Gòn thềm xưa nắng rụng của Trương Gia Hòa.

Chu trình "Sài Gòn hóa" diễn ra một cách tự nguyện, chầm chậm, bình dị, như một kiểu yêu đương rất đặc trưng của cái xứ sở này. 

Không vồ vập, không hối hả, như mưa dầm thấm lâu, như nắng nhẹ rồi cũng bốc hơi những thứ ẩm mốc trong tâm hồn. Trương Gia Hòa và Trần Thùy Linh đã trải qua chu trình đó, từ e ấp, đến say nắng, rồi đón nhận như một mối tình - một mối tình muôn thuở, một mối tình không kết được quả hôn nhân nhưng trở thành niềm an ủi cho nhau suốt cuộc đời còn lại.

HOÀNG ĐA KAO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar