22/12/2016 11:53 GMT+7

Sài Gòn học, ăn, ngủ...ngoài đường!

THÁI HOÀNG
THÁI HOÀNG

TTO - Sài Gòn ngày càng văn minh, hiện đại, nhưng mỗi ngày ra đường phố, chúng ta thấy gì? Không khó để bắt gặp những mầm non tương lai của đất nước đang oằn mình trong vòng xoáy của điểm số, mụ người vì bệnh thành tích của người lớn, nhất là các bậc phụ huynh.

Hình ảnh các học sinh không kịp ăn sáng ở nhà, mà vội vã ngồi ăn ở gốc cây ngoài cổng trường - Ảnh: Như Hùng

Không ít học sinh đã trở thành cái máy học để trở thành niềm tự hào của cha mẹ... Hình ảnh này ít nhiều trái ngược với sự văn minh.

Bọn trẻ học, và học suốt ngày. Học đến mụ cả người, miễn sao có những tấm giấy khen để cha mẹ khoe với người ta.

Trên các nẻo đường Sài Gòn, chúng ta thường dễ nhìn thấy hình ảnh các em học sinh ngủ gật, học và ăn vội vã sau lưng phụ huynh. Chiếc xe của phụ huynh bỗng trở thành “chiếc bàn đa năng” cho con em mình học, ăn và ngủ trên đó. Chiếc bàn “tiện lợi” này bấy lâu nay trở thành hình ảnh quen thuộc ở những thành phố lớn nói chung và Sài Gòn nói riêng.

Về việc học... đường, đầu buổi sáng hay đầu buổi chiều dễ thấy hình ảnh các em cầm sách vở học khi ngồi sau xe cha mẹ đến trường.

Về việc ăn... đường, hình ảnh này dễ thấy vào buổi sáng - khi các em đến trường, và buổi chiều - khi các em tan trường. Buổi sáng, cha mẹ có nhiều lý do khiến cho các em phải ăn bánh mì, ăn cơm hộp trong quá trình ngồi trên xe di chuyển đến trường. Buổi chiều, lúc tan trường, chúng ta dễ thấy các em ăn vội bánh mì, cơm hộp để chạy sô ca học thêm tiếp theo vào buổi tối.

Về việc ngủ... đường, những đứa trẻ thường gật gù sau lưng cha mẹ khi các em đi học buổi sáng. Thương vô cùng! Các em ngủ gật sau lưng cha mẹ do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến vì bài vở quá nhiều, vì chạy đua theo điểm số mà nhiều em phải thức khuya dậy sớm... nên thiếu ngủ là điều dễ hiểu.

Mới đây, xem clip “23 giây trên đường khiến nhiều người phải giật mình thảng thốt” trên mạng xã hội, về cảnh hai học sinh vừa ngồi sau xe máy đi học vừa ăn cơm hộp, khiến nhiều người giật mình. Nhìn hình ảnh ấy, ai mà chẳng thương cho những cô cậu học trò phải chạy sô học hành...

Tình trạng học sinh học ngoài đường, ăn trên đường, ngủ trên đường ngày càng nhiều trên đường phố Sài Gòn. Việc học sinh vất vả như vậy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe các em từ đôi mắt, dạ dày, cột sống đến chất lượng đời sống tinh thần... Ai cũng biết rành rành những tác hại ấy, nhưng rồi chuyện chỉ để... thở dài với nhau, rồi đâu lại vào đó.

THÁI HOÀNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Hành trình hướng nghiệp giờ đây không chỉ là chuyện riêng của con trẻ, mà là bài toán thời cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Nhiều vị lãnh đạo trường đại học đã chia sẻ như thế tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 14-5.

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar