27/03/2021 08:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Xin chào, tôi là Tủ Bánh Mì từ thiện

PHÚC HẬU
PHÚC HẬU

TTO - Tôi có mặt gần như ở khắp các tuyến đường TP.HCM, là nơi những người dân lao động có thể dễ dàng ghé thăm và mang về cho mình một ổ bánh mì nóng giòn. Với đa số dân lao động khó khăn nơi đây, nó như một món quà, là một bữa được no bụng.

Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Xin chào, tôi là Tủ Bánh Mì từ thiện - Ảnh 1.

Một tủ bánh mì dưới chân cầu Lê Văn Sỹ, Q.3, TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Chà chà, tôi đoán chắc các bạn sẽ thấy quen quen vì từng nhìn thấy tên tôi hiện diện đâu đó ở thành phố này. Phải, tôi có mặt gần như ở khắp các tuyến đường TP.HCM, là nơi những người dân lao động có thể dễ dàng ghé thăm và mang về cho mình một ổ bánh mì nóng giòn.

Với nhiều người, một ổ bánh mì chỉ có thể lót dạ, nhưng với đa số dân lao động khó khăn nơi đây, nó như một món quà, là một bữa được no bụng.

Ơ kìa, một cô bán hàng rong sắp ghé thăm tôi đấy. Nhìn tấm áo vải bạc màu đẫm mồ hôi dưới cái nắng như cháy da cháy thịt kia, tôi đoán chừng hôm nay cô đã phải vất vả khá nhiều.

- Cô ơi, sao cô lấy 2 ổ? Mỗi người chỉ được lấy 1 ổ thôi, còn chừa phần người khác nữa chứ.

Tiếng ông chủ của tôi đấy. Hằng ngày tôi nghe ổng nói câu này không biết bao nhiêu lần. Ổng đặt tôi nằm đây chắc cũng ngót nghét 2 năm rồi, và cũng từng đó thời gian tôi chứng kiến nhiều người lợi dụng lòng tốt của ổng.

Tôi được ổng mặc cho cái áo có ghi dòng chữ "Mỗi người 1 ổ" muốn bự bằng cái mặt, thế mà nhiều người, hữu ý hay vô tình, lại cứ muốn lấy nhiều hơn. Ổng buồn chớ, nhiều lần muốn sa thải tôi luôn, nhưng rồi cái tánh người Sài Gòn nó kỳ, thấy thương người dân lao động, rồi cũng lại tiếp tục bày tôi ra đường.

- Chú thông cảm cho tui. Tui đem về cho nhỏ cháu gái, chiều nay nó có cái ăn dằn bụng để đi học. Mấy nay dịch bệnh buôn bán khó khăn quá…

Mấy chữ cuối trong câu nói của cô như chìm lỉm giữa tiếng còi xe ồn ào. Nắng hình như cũng gay gắt hơn thì phải.

- Trời đất. Khổ thiệt. Thôi cô lấy thêm ổ nữa đi, chút xíu con cũng bỏ bánh mì vô tủ thêm cho bà con. À mà, cô cầm ít tiền về mua sữa cho cháu nhé.

Đó, ổng lại thương người. Cái tánh không bao giờ bỏ được, hễ gặp người khó khăn là lại giúp đỡ người ta. Xưa giờ ổng bị nhiều người giả nghèo giả khổ tới lừa xin tiền, cũng phải cả chục triệu chứ ít gì. Nhưng rồi đâu cũng lại vào đấy, thấy người ta khổ vẫn cứ giúp.

Tôi hay nghe lén ổng nói với mọi người là "Mình có điều kiện hơn người ta, nên giúp được bao nhiêu thì giúp. Sài Gòn hoa lệ mà, mình có hoa thì nên giúp đỡ những người còn đang đổ lệ".

- Dạ cảm ơn chú. Chú tốt quá. Nhờ ơn chú mà bữa nay bà cháu tui được ăn no rồi.

Gửi tặng lại ông chủ tôi một nụ cười tươi hơn cả hoa ngày tết, cô lại vắt người lên chiếc xe cọc cạch để tiếp tục công cuộc mưu sinh. Liếc qua nhìn ông chủ, tôi thấy ổng mỉm cười. Hừ, tôi thật sự không hiểu được con người. Giúp đỡ nhau thật sự đem lại niềm vui to lớn tới vậy sao?

Rồi tôi chợt nhớ đến nhỏ em gái, nó tên là Trà Đá miễn phí. Mỗi lần hai anh em gặp nhau, nó cũng thường kể cho tôi cái niềm hân hoan của những bác xe ôm, cô công nhân vệ sinh, em sinh viên nghèo khi được uống những ngụm nước mát lành từ nó.

Nó kể bà chủ của nó cũng cười tươi roi rói khi tiếp nước đá và trà, rồi thỉnh thoảng cũng hay tặng quà, tặng tiền cho những người cùng khổ. Tôi trộm nghĩ chắc cái đó là bản chất của con người đất Sài Gòn, bao dung và nghĩa tình.

À mà, nhắc con em gái lại nhớ thằng Út. Cái đợt Cô Vít gì gì đó hoành hành, nó nổi tiếng lắm à nghen. Người ta mời nó đi khắp Sài Gòn, rồi còn ra Bắc vào Nam như đi chợ. Chưa hết, nó còn lên báo chí, tivi hà rầm, làm họ hàng nhà tôi nở cả lỗ mũi.

Mà giờ thì nó đang tạm thất nghiệp rồi. Nói thiệt chứ tôi mong nó thất nghiệp dữ lắm, vì hễ nó có việc làm nghĩa là bà con đang khổ. Chậc, nãy giờ tôi chưa nhắc tên nó sao? Nó tên là ATM Gạo.

Ba mẹ của tụi tôi tên là Dân Sài Gòn. Còn tụi tôi là anh em của dòng họ Nghĩa Tình đó. Đơn giản vậy thôi.

Cuộc thi Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình nhận bài dự thi tối đa 1.000 chữ, chưa từng đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Thêm điểm cộng khi có kèm ảnh và video phù hợp với nội dung bài viết.

Thời gian gửi bài dự thi: từ nay đến hết ngày 10-4-2021.

Cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải nhất 30 triệu đồng, 1 giải nhì 20 triệu đồng, 1 giải ba 10 triệu đồng và 5 giải khuyến khích mỗi giải 5 triệu đồng.

Kết quả cuộc thi sẽ công bố trên đặc san kỷ niệm Ngày thống nhất đất nước 30-4. Lễ trao giải dự kiến diễn ra dịp 30-4-2021.

Báo Tuổi Trẻ cùng đơn vị đồng hành Hyundai Thành Công trân trọng cảm ơn các bạn đọc đã gửi bài dự thi.

TUỔI TRẺ

logo Sài gòn bao dung có tài trợ

Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Một gói quà từ đám cưới lúc 8h đêm

TTO - Đang ăn cơm, tôi nghe tiếng gõ cửa. Tôi mở cửa đón khách vào nhà. Khách là một người hàng xóm, sau vài câu thăm hỏi xã giao, ông gởi tôi một cái thiệp mời đi dự đám cưới con gái của ông.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar