27/06/2021 07:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sài Gòn bao dung, nghĩa hiệp những ngày giãn cách lên tranh vẽ

HOÀI PHƯƠNG
HOÀI PHƯƠNG

TTO - Bộ tranh phong cảnh và ký họa sinh hoạt, tình cảm của người dân Sài Gòn trong những ngày giãn cách vì đại dịch đang được họa sĩ Lê Sa Long thực hiện như một cách tri ân thành phố của bao dung, của tình người hào hiệp.

Sài Gòn bao dung, nghĩa hiệp những ngày giãn cách lên tranh vẽ - Ảnh 1.

Tác phẩm 'Dòng sữa ngọt ngào…' vẽ từ bức ảnh nữ bác sĩ Phạm Thị Thanh Thúy mặc đồ bảo hộ, một tay bế em bé F0, một tay cho bé bú tại khoa cấp cứu Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM.

Hiện anh đã vẽ được 40 bức tranh và đang tiếp tục vẽ.

Khoảng giữa tháng 5-2021, Lê Sa Long bắt đầu đi vẽ ký họa. Anh khắc họa lại hơi thở cuộc sống TP.HCM qua tranh phong cảnh và chân dung. Anh vẽ nhiều góc phố, những địa danh nổi tiếng là biểu tượng của TP.HCM trong mùa giãn cách.

Sài Gòn bao dung, nghĩa hiệp những ngày giãn cách lên tranh vẽ - Ảnh 2.

Họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh: PHƯƠNG NAM

Từ sau 15-6, tình hình dịch diễn biến phức tạp, anh không đi ra ngoài vẽ ký họa nữa mà vẽ tranh từ các bức ảnh của bạn bè, truyền thông, xoay quanh chủ đề người Sài Gòn, tình cảm người dân trước dịch bệnh.

"Từ những bức ảnh xúc động, mang thông điệp, tôi vẽ lại thành tranh theo ngôn ngữ hội họa, đồng thời thổi vào đó luồng sinh khí mới" - anh cho biết.

Sài Gòn bao dung, nghĩa hiệp những ngày giãn cách lên tranh vẽ - Ảnh 3.

Tác phẩm 'Bé đi cách ly'

Đó là bức tranh xúc động về cô bé 5 tuổi (Bình Chánh, TP.HCM) trong trang phục bảo hộ bước lên xe cứu thương để được đưa đi điều trị do không may mắc COVID-19, được vẽ từ video do một điều dưỡng quay lại.

Hay hình ảnh ca sĩ Hà Anh Tuấn "cúi xuống thật gần" với người nghèo khi góp 25 tấn gạo để "cả Sài Gòn sẽ cùng nhau nấu cơm".

Sài Gòn bao dung, nghĩa hiệp những ngày giãn cách lên tranh vẽ - Ảnh 4.

Tác phẩm 'Hà Anh Tuấn 'Nấu cơm cùng Sài Gòn''

Bên cạnh đó là các bức ký họa về các quán 0 đồng, siêu thị 0 đồng hoặc tủ lạnh cộng đồng... cùng hành động của những cá nhân, tổ chức góp phần san sẻ yêu thương, giúp những người yếu thế cùng vượt qua dịch bệnh.

Sài Gòn bao dung, nghĩa hiệp những ngày giãn cách lên tranh vẽ - Ảnh 5.

Tác phẩm 'Cửa hàng không đồng - nét đẹp người Sài Gòn, san sẻ khó khăn cùng vượt qua dịch bệnh'

Họa sĩ Lê Sa Long đăng một số bức tranh kể chuyện Sài Gòn lên trang cá nhân và nhận được nhiều phản hồi tích cực, thậm chí có nhiều người hỏi mua tác phẩm mặc dù chưa xem tranh tận mắt.

"Những bức tranh vẽ các nhân vật cụ thể như ca sĩ Hà Anh Tuấn, bác sĩ Phạm Thị Thanh Thúy... tôi sẽ gửi tặng họ làm kỷ niệm sau khi tổ chức triển lãm dự kiến sau dịch. Lần này, tôi cũng sẽ trích tiền bán tranh để đóng góp quỹ giúp người khó khăn" - anh cho biết.

Họa sĩ Lê Sa Long sinh ra ở Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp), lớn lên ở Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) nhưng anh học tập và lập nghiệp tại TP.HCM và gắn bó với thành phố này được khoảng 30 năm.

Một số tranh khác của Lê Sa Long trong bộ sưu tập về Sài Gòn mùa giãn cách:

Sài Gòn bao dung, nghĩa hiệp những ngày giãn cách lên tranh vẽ - Ảnh 6.

Tác phẩm 'Đường Ngô Đức Kế (quận 1, TP.HCM) cơn mưa đêm những ngày đầu giãn cách'


Sài Gòn bao dung, nghĩa hiệp những ngày giãn cách lên tranh vẽ - Ảnh 7.

Tác phẩm 'Người bán vé số'

Sài Gòn bao dung, nghĩa hiệp những ngày giãn cách lên tranh vẽ - Ảnh 8.

Tác phẩm 'Lo âu'

Sài Gòn bao dung, nghĩa hiệp những ngày giãn cách lên tranh vẽ - Ảnh 9.

Tác phẩm 'Chú bán vé số ơi, nhận giùm thùng mì này'

Sài Gòn bao dung, nghĩa hiệp những ngày giãn cách lên tranh vẽ - Ảnh 10.

Tác phẩm 'Hồ Con Rùa ngày giãn cách'

Sài Gòn bao dung, nghĩa hiệp những ngày giãn cách lên tranh vẽ - Ảnh 11.

Tác phẩm 'Kênh Nhiêu Lộc (quận Phú Nhuận, TP.HCM) thời gian giãn cách'


0dc68f1e4d25b97be034

Triển lãm tranh “Khẩu trang và người nổi tiếng” của họa sĩ Lê Sa Long tại Đường sách TP.HCM - Ảnh: PHƯƠNG NAM

Tháng 10-2020, họa sĩ Lê Sa Long tổ chức triển lãm bộ tranh Khẩu trang và người nổi tiếng và tập sách ảnh cùng tên. Sau đợt triển lãm này, anh bán được 12 bức tranh và trích ra 80 triệu đóng góp cho quỹ người nghèo, quỹ phòng chống COVID-19.

Sài Gòn bao dung, nghĩa hiệp những ngày giãn cách lên tranh vẽ - Ảnh 14.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Người nổi tiếng đeo khẩu trang vào tranh Lê Sa Long

TTO - Bộ tranh “Khẩu trang và người nổi tiếng” của họa sĩ Lê Sa Long pha trộn giữa siêu thực và pop-art, nét tranh tươi sáng thu hút mọi ánh nhìn, ra mắt với tập sách cùng tên tại Đường sách TP.HCM vào sáng nay 29-10.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar