30/01/2006 03:20 GMT+7

Sách đỏ những giá trị văn hóa Việt Nam

Theo Lao động - Xuân Bính Tuất
Theo Lao động - Xuân Bính Tuất

Công cuộc bảo tồn di sản văn hóa lúc nào cũng đứng trước các thách thức. Bởi trước hết, quan niệm phổ biến trong xã hội hiện nay bảo tồn tức là cản trở phát triển, mâu thuẫn với phát triển.

Phóng to
Công cuộc bảo tồn di sản văn hóa lúc nào cũng đứng trước các thách thức. Bởi trước hết, quan niệm phổ biến trong xã hội hiện nay bảo tồn tức là cản trở phát triển, mâu thuẫn với phát triển.

Và người ta thường lấy kinh tế làm giá trị tuyệt đối để thuyết phục rằng bảo tồn (nhất là đối với các di sản vật chất) là phi kinh tế.

Thực ra quan niệm ấy đã rất lạc hậu, vì ngoài các giá trị lịch sử văn minh – văn hóa của cả quốc gia, dân tộc mà chỉ với công cuộc bảo tồn thành công mới khẳng định được – bảo tồn còn có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế. Bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử không phải là câu chuyện “nhiều xúc cảm về tình yêu đất nước, dân tộc”, mà đó là một khoa học đa ngành vào loại phức tạp nhất.

Phỏng vấn GS-TS Tô Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian VN.

* Thưa ông, ông có cho rằng nếu ta tiến hành lập một hồ sơ “Sách đỏ những giá trị văn hóa VN” thì với thực tế như hiện nay, số trang của hồ sơ ấy sẽ ngày càng bị tăng nhanh chóng?

- Cái đó còn phải tùy quan niệm của những người lập “hồ sơ” đó. Bởi như nhiều di sản người ta nói là đang còn, đang phát huy rất tốt, nhưng theo quan niệm của tôi lại là đang bị suy thoái, thậm chí đã mất đi. Ví dụ như chèo cổ. Ta vẫn thấy có chèo trên truyền hình, hội diễn hay thậm chí là một số sàn diễn. Nhưng tất cả đều là chèo cải tiến, cải biên. Ngay cả xem những vở tích chèo cổ nhưng cũng không còn thấy cái nghệ thuật chèo cổ đúng nghĩa ở đó nữa. Tình trạng đó cũng tái diễn các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác như múa rối nước, tuồng, quan họ v.v…

* Có nghĩa là ông không chấp nhận việc “cải tiến, cải biên” những giá trị cổ truyền để nó thích nghi với cuộc sống hiện tại?

- Đương nhiên không phải vậy. Như vậy thì quá cực đoan, bảo thủ. Cuộc sống luôn vận động, không có xã hội nào không có sự đổi thay. Nhiều cái ở thời đại này có thể làm một giá trị phổ cập, nhưng đến thời điểm sau lại không thể không có sự biến đổi, thậm chí là mất đi. Nhưng với di sản văn hóa, ta phải có hai lối ứng xử rõ ràng:

1. Bảo tồn và phát huy (Giữ nguyên di sản như chính nó, để lưu giữ nguyên trạng một dấu tích của lịch sử, và phát huy giá trị của nó trong cuộc sống hôm nay). Ví dụ như cung điện Huế dù có trùng tu bao nhiêu lần thì vẫn phải giữ nguyên nó như xưa. Còn nếu nhân danh thị hiếu, thẩm mỹ thời đại đã thay đổi mà đem mái bằng, mái tôn thay cho mái ngói cong của Ngọ môn thì liệu có còn giữ được giá trị của kinh thành Huế hay không?

2. Thừa kế và phát triển (cải biên, cải tiến di sản cho phù hợp với nhu cầu của cuộc sống hiện tại). Hai lối ứng xử này phải song song tồn tại, chứ như hiện nay, ta chỉ chú trọng vế thứ 2 mà quên đi vế thứ nhất, nên làm méo mó di sản và nhận thức của công chúng về di sản.

* Ông nhìn nhận thế nào trước ảnh hưởng của những mất mát về di sản đối với xã hội hiện tại?

- Một di sản mất đi, ta không chỉ mất đi một thứ gia sản của cha ông, mà còn hơn thế rất nhiều. Cái mất lớn nhất là mất đi một phần bản sắc – cái giúp ta hiểu ta là ai, giúp ta tự tin, tự trọng. Ta cũng bị mất đi một phần phong phú của văn hóa dân tộc. Ví dụ như vấn đề ma chay, cưới hỏi theo lối “đời sống mới”, tôi nghĩ không nên áp đặt nó một cách đại trà, vì trước đây 54 dân tộc của ta có ít nhất là 54 lối ma chay cưới hỏi khác nhau, thì nay có nguy cơ sẽ chỉ còn một nếu nơi nơi phát động theo một lối.

Ma chay cưới hỏi, lối “đời sống mới” cũng rất hay, tôi không phản đối, nhưng hãy để người dân được tự do lựa chọn hình thức phù hợp với hoàn cảnh của họ. Hay hãy nhìn một tháp Rùa rêu phong đã bị sơn “như mới”, một hồ Gươm mơ màng bị gắn những cây đèn điện cao ngất ngưởng tóe xanh tóe đỏ của Trung Quốc, một hồ Thiền Quang huyền ảo bị kè xi măng thô kệch… mới hiểu chúng ta đã “vô hồn” hóa cái hồn của di sản đến thế nào!

* Thưa ông, nhưng ông sẽ đưa ra giải pháp nào khi chính những người nông dân muốn thay mái gianh bằng mái bằng, những người dân miền núi ao ước được cáinhà mái tôn như một dấu hiệu của sự đổi đời, giàu có?

- Họ như vậy là bởi họ đã được giáo dục rằng đó mới là biểu hiện của xã hội văn minh, hiện đại và bởi vì một môi trường thẩm mỹ đã bị phá vỡ tính hài hòa, đã bị thô sơ hóa. Nhưng tôi tin những giá trị vĩnh truyền sẽ qua mờ lại tỏ. Nhưng cần nhất vẫn phải là một lối “làm văn hóa” khác, một cơ chế khác cho văn hóa. Tại sao Hội An giữ được nhà cổ? Bởi vì người dân đã ý thức được rằng giữ nó, họ được hưởng lợi nhiều hơn rất nhiều là nếu phá nó đi.

* Di sản, ngoài những giá trị tinh thần vô giá còn có những giá trị thực tiễn rất hiệu quả?

- Xin đơn cử lĩnh vực các bài thuốc y học. Chúng ta đã làm thất truyền bao nhiêu bài thuốc đúc kết từ kinh nghiệm nghìn đời của ông cha, trong đó thậm chí có những công dụng mà đến giờ y học hiện đại mới vừa đạt đến được, hoặc lời giải cho các bệnh nan y đến giờ y học hiện đại còn bó tay? Hội văn nghệ dân gian chúng tôi nhận được rất nhiều bài thuốc dân gian người dân gửi đến xin thẩm định, nhưng hội tôi làm sao có đủ lực để làm việc ấy?

Hay tôi được biết một vị tiến sĩ đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu về những bài thuốc được chế biến từ củ nghệ, trong đó có loại có khả năng chữa bệnh ung thư, nhưng những công trình nghiên cứu ấy đến nay vẫn chưa có ai thẩm định. Hay như với nganh du lịch, một khi ta làm mất đi sự hấp dẫn đặc thù của di sản, liệu có thể thực hiện được khẩu hiệu “Việt Nam – điểm đến của Thiên niên kỷ mới”?

* Ông có thể “bốc một bài thuốc” ngỏ hầu cứu chữa cho tình trạng này của di sản?

- Cá nhân tôi thì chịu, tôi chỉ là một nhà nghiên cứu, một người yêu di sản. Năm nay tôi đã ngoài 70 tuổi, cả đời không ngừng gắn bó, không ngừng kêu cứu cho di sản. Nhưng nói mãi thì cũng vậy thôi. Thuốc thì đã có rồi đấy: “Chính trị - kinh tế - văn hóa, trong đó lấy văn hóa làm nền tảng phát triển”- đó là con đường. Nghị quyết Trung ương Đảng đã vạch ra. Ta cứ làm đúng như vậy sẽ là quá tốt rồi, nhưng để làm được như vậy cũng còn cần nhiều thời gian lắm.

* Xin cảm ơn ông.

Theo Lao động - Xuân Bính Tuất

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

64 cá nhân là ‘tấm gương bình dị mà cao quý năm 2025’ có trưởng thôn làng Nủ Hoàng Văn Diệp, thượng úy Nguyễn Viết Quân cứu sống 4 người trong vụ cháy ở Hà Nội năm 2024, và ngoại Sáu 40 năm bán bánh mì giá rẻ…

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Khán giả cải lương chuẩn bị có cơ hội xem lại kịch bản cải lương nổi tiếng Gánh cỏ sông Hàn. Hai Chuông vàng vọng cổ Minh Trường và Ngọc Đợi vào vai chính của vở.

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Ngân Tuấn diễn Ngũ Tử Tư, vai diễn được Vũ Linh dìu dắt

Tại rạp Hồng Liên, nghệ sĩ Ngân Tuấn vừa có dịp diễn lại vai Ngũ Tử Tư. Đây là vai diễn mà cố nghệ sĩ Vũ Linh đã chỉ dạy anh thời còn trẻ.

Ngân Tuấn diễn Ngũ Tử Tư, vai diễn được Vũ Linh dìu dắt

Lần đầu công bố nhiều hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tem và bưu ảnh

Tập bưu ảnh một số địa chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đi qua trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước và nhiều tư liệu quý lần đầu triển lãm.

Lần đầu công bố nhiều hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tem và bưu ảnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar