27/01/2015 09:49 GMT+7

​Sa sút vì trường sắp giải thể?

X.B.
X.B.

TT - “Học kỳ 1 năm học 2014-2015: tỉ lệ học sinh yếu kém còn nhiều (578/1.347 học sinh, chiếm 42,9%), có 4 học sinh giỏi (0,3%), 122 học sinh tiên tiến (9,1%), 643 học sinh trung bình (47,7%)”.

Tổng kết học kỳ 1 năm học 2014 - 2015, toàn Trường THPT Lý Tự Trọng chỉ có bốn học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi - Ảnh: X.B.

Đó là thông tin do ông Nguyễn Văn Dũng - phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng (TP.HCM) phụ trách trường THPT - đưa ra tại lễ sơ kết học kỳ 1 Trường THPT Lý Tự Trọng (trực thuộc CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng) sáng 26-1.

Theo ông Dũng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do điểm đầu vào trường THPT quá thấp (năm học 2014-2015 điểm chuẩn vào lớp 10 trường này là 18 điểm trong khi điểm thi tối đa là 50 điểm).

Một số học sinh chưa có ý thức trong học tập và chấp hành kỷ luật, một số phụ huynh kinh tế còn khó khăn nên việc quan tâm đến con em còn hạn chế, chưa kịp thời hỗ trợ cùng nhà trường chăm lo việc học bài, làm bài của các em khi ở nhà;

Tình trạng học sinh chưa chuyên cần, còn nghỉ học và đi trễ nhiều, thiếu sự chăm chỉ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập và rèn luyện đạo đức...

Xưa nay Trường THPT Lý Tự Trọng là trường có điểm đầu vào lớp 10 thấp nhất, nhì quận Tân Bình nhưng vẫn cao hơn rất nhiều các trường vùng ven (như năm học 2013-2014, điểm chuẩn lớp 10 nguyện vọng 1 là 24,25 điểm).

Sở dĩ năm vừa rồi điểm chuẩn hạ xuống một cách bất ngờ chính là thông tin sẽ giải thể trường do Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra đúng vào thời điểm học sinh lớp 9 đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 công lập.

Xem trong báo cáo sơ kết học kỳ 1 của nhà trường sẽ thấy ngay: tỉ lệ học sinh yếu, kém ở khối 10 cao nhất so với các khối lớp khác: 62%; tỉ lệ học sinh khá thấp nhất: 4,5% và không có học sinh nào đạt học lực giỏi.

Với đối tượng học sinh có đầu vào thấp thì việc dạy tăng tiết để kèm cặp thêm các em là nhu cầu bức thiết của cả giáo viên và học sinh. Thế nhưng trong khi nhiều trường THPT khác trên địa bàn TP tổ chức dạy thêm - học thêm trong nhà trường (tên gọi mới thay cho tên gọi dạy tăng tiết - PV) ngay từ đầu năm học thì ở Trường THPT Lý Tự Trọng mãi đến tháng 12-2014 (tức là cuối học kỳ 1) mới làm xong thủ tục xin giấy phép của sở và tổ chức dạy thêm. Và đây cũng được xem là một trong các nguyên nhân khiến tỉ lệ học sinh yếu, kém tăng cao.

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, đến tháng 6-2017 Trường THPT Lý Tự Trọng sẽ hoàn tất lộ trình giải thể theo hình thức cuốn chiếu. Có phải vì sắp giải thể nên mới ra nông nỗi?

Câu trả lời xin dành cho các nhà quản lý. Chỉ biết rằng sau gần một năm kể từ khi có thông tin giải thể, đội ngũ giáo viên Trường THPT Lý Tự Trọng vẫn đang đi kêu cứu khắp nơi để xin giữ lại ngôi trường cho học sinh nghèo.

Không biết các nhà quản lý có quan tâm đến điều này, vì để trường như trong tình trạng hiện tại người chịu hậu quả xấu không ai khác chính là học sinh.

X.B.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Trường đại học Kiểm sát Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Kiểm sát. Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Công nghiệp và Thương mại Hà Nội.

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Trong khuôn viên phim trường của ‘Little Chef - Đầu Bếp Nhí’ ngày đầu tiên, hàng chục bạn nhỏ bước vào với ánh mắt háo hức. Nhưng nếu nhìn thật kỹ, phía sau ấy là bóng dáng của những người cha, người mẹ đứng lặng lẽ ngoài khung hình đầy yêu thương.

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Một phường ờ Đắk Lắk công bố "đường dây nóng" trong lĩnh vực giáo dục, cam kết trực tiếp chỉ đạo, xử lý các phản ánh để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh.

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Chương trình giáo sư thỉnh giảng hướng tới mời và công nhận khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

'Tôi muốn dành tặng một món quà ý nghĩa, chính là bộ lễ phục cử nhân mà các bạn đang khoác trên mình, với mong muốn các bạn sẽ luôn nhớ về trường trong hành trình sắp tới', ông Hoàng Quốc Việt chia sẻ.

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar