'Rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân đột quỵ'

Bác sĩ Mai Duy Tôn vừa được Hội Đột quỵ thế giới đề cử vào nhóm các cá nhân xuất sắc được vinh danh năm 2022 vì những đóng góp cho chuyên ngành đột quỵ của Việt Nam và thế giới.

Rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 1.

Bác sĩ Mai Duy Tôn chia sẻ với TTCT:

- Thời tôi còn học y khoa, thấy bệnh nhân đột quỵ thì các bác sĩ hiểu là con đường với bệnh nhân gần như dừng lại, không tử vong thì cũng khó hồi phục hoàn toàn. Năm 2007 lần đầu tiên tôi có cơ hội đi học một khóa ngắn ngày ở Mỹ, thấy chuyên ngành điều trị đột quỵ của họ phát triển vượt trội.

Rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 2.

Sau chuyến đi đó, tôi đã tâm niệm chuyển sang nghiên cứu chuyên sâu về điều trị đột quỵ. Từ 2009 chúng tôi đã bắt đầu sử dụng thuốc tiêu huyết khối cho bệnh nhân, có bệnh nhân sau khi đến bệnh viện 1 giờ đã hết liệt, 2-3 ngày sau đã ra viện, khác hẳn trước đây.

Rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 3.

- Chúng tôi đã làm rất nhiều việc để cải thiện chất lượng điều trị bệnh nhân đột quỵ và áp dụng nhiều kỹ thuật can thiệp tiên tiến.

Chúng tôi và các bác sĩ đồng nghiệp đã thay đổi được một điều: trước năm 2009 ở nước ta chỉ 25% bệnh nhân đột quỵ hồi phục được, 25% tử vong và 50% còn lại bị để lại di chứng, hiện nay nếu can thiệp sớm trong giờ vàng (trong 6 giờ kể từ khi phát hiện) thì hồi phục tới 50-60%, với bệnh nhân can thiệp muộn thì tỉ lệ biến chứng, tử vong cũng giảm đi rất nhiều.

Rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 4.
Rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 5.

- Với dân số gần 100 triệu người, cả nước cần khoảng 400 cơ sở điều trị đột quỵ chuyên sâu như khoa hoặc trung tâm điều trị đột quỵ, nhưng thực tế hiện nay mới có 125 cơ sở.

Bên cạnh các cơ sở điều trị đột quỵ, các địa phương còn cần những cơ sở chuyên sâu như cấp cứu, thần kinh, tim mạch để giúp cấp cứu, điều trị tốt hơn.

Có cơ sở đào tạo các bậc cao hơn cho chuyên ngành đột quỵ, chúng tôi cũng đã hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho các cơ sở tuyến dưới để họ có thể điều trị sớm cho bệnh nhân, hạn chế tối đa trường hợp chuyển biến xấu hoặc tử vong khi phải di chuyển xa. Hiện tại Trung tâm Y tế Văn Yên (Yên Bái) đã có thể điều trị được bệnh nhân đột quỵ chất lượng rất tốt.

Tôi mơ ước có ngày càng nhiều những trung tâm như thế, đó là cánh tay nối dài của trung tâm điều trị đột quỵ của chúng tôi.

Rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 6.

- Ngành y là ngành học suốt đời, nếu không rành ngoại ngữ thì chẳng bao giờ mình biết được các đồng nghiệp thế giới đang làm gì, đã làm gì và hiệu quả ra sao.

Tôi nhận thấy điều đó từ hồi còn học ĐH y và đã học ngoại ngữ song song với học chuyên môn. Nhưng kiến thức là vô hạn, tôi vẫn nghĩ cần phải học thêm để mỗi khi có dịp ra nước ngoài có thể nói được là chúng ta đang làm gì, ở đâu về chuyên môn và học họ những điều mình chưa biết.

Rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 7.

- Tôi và các bác sĩ đồng nghiệp tâm niệm xây dựng các hướng dẫn điều trị để có thể áp dụng cho toàn quốc, hoàn thiện chương trình đào tạo chuyên ngành đột quỵ ngày càng chuyên sâu và nâng cao cấp học hơn.

Rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 8.

So với nước ngoài, dù việc điều trị đột quỵ ở Việt Nam đã có những bước tiến nhưng chất lượng điều trị cần cải thiện nhiều. Chuyên ngành đột quỵ có đặc thù là nếu quy trình điều trị và chuyên môn càng chuẩn thì bệnh nhân thay đổi tình trạng càng nhanh, vì thế các bác sĩ rất cần chuyên cần trau dồi, nâng cao chuyên môn.

Chính vì thế chúng tôi mong muốn đào tạo được ngày càng nhiều bác sĩ đột quỵ ở các tuyến, các tỉnh thành chứ không chỉ trong các thành phố lớn và các bệnh viện tuyến trung ương.

Rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 9.

- Từ 10 năm nay, mặc dù chưa có bộ môn chính thức trong trường ĐH, chúng tôi đã mở nhiều khóa đào tạo cho bác sĩ các tuyến. Số lượng bác sĩ tham gia học mỗi khóa lớn hơn hiện nay nhiều nhưng kinh phí đào tạo khá lớn.

Tôi và các đồng nghiệp đang rất tích cực để đào tạo được càng nhiều càng tốt vì điều này sẽ rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân, giảm nhẹ di chứng và gánh nặng bệnh tật cho người dân.

Rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 10.

- Năm 2009, một bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu lấy huyết khối và hồi phục, nhưng hai ngày sau ngay khi chúng tôi chuẩn bị cho bệnh nhân xuất viện thì bệnh nhân tái phát và lại cấp cứu một lần nữa.

Rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 11.

Trong đợt dịch Covid-19 căng thẳng, có bệnh nhân chuyển từ tỉnh đến trong tình trạng nặng, nhồi máu não, tắc mạch nhưng không có người nhà đi theo. Chúng tôi hội chẩn xác định có thể cứu được bệnh nhân nhưng chi phí rất đắt, lại không có người nhà ký cam kết.

Rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 12.

Tuy nhiên sau đó chúng tôi vẫn quyết định can thiệp, điều trị tiêu huyết khối và lấy huyết khối cứu được bệnh nhân. Sau khi hết cách ly, người nhà bệnh nhân đến trả viện phí. Thời gian đó, dù dịch dã căng thẳng nhưng trung tâm chúng tôi không từ chối điều trị bệnh nhân nào.

Chúng tôi cải tạo, trang bị các container thành phòng điều trị để vừa cách ly vừa điều trị cho các bệnh nhân đột quỵ nhiễm Covid-19. Cách làm này được chia sẻ kinh nghiệm trên Tạp chí Y tế cộng đồng của Tổ chức Y tế thế giới.

Đó là nghiên cứu về việc sử dụng liều thuốc tiêu huyết khối mức thấp nhưng vẫn đạt hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ cho bệnh nhân và giá thành giảm. Tuy nhiên so với các thế hệ trước, thành tựu này còn nhỏ lắm.

Rút ngắn đường đến bệnh viện của bệnh nhân đột quỵ - Ảnh 13.
LAN ANH
THẾ ANH
VÕ TÂN

Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ 'vẽ bệnh moi tiền' ở Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng

Ngày 16-7, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đề nghị rà soát, báo cáo việc cấp giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng.

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ 'vẽ bệnh moi tiền' ở Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Sau hàng chục năm phát triển, viên sỏi ở bàng quang bệnh nhân nữ ở phường Pleiku (Gia Lai) phát triển đến kích thước hơn 10cm, gần như chiếm trọn cả bàng quang.

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Công an tỉnh Thanh Hóa xác định, trong bốn năm, Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa (nay là Bệnh viện Đa khoa Hạc Thành) đã lập khống 20 hồ sơ bệnh án tại các khoa, phòng khác nhau.

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Chỉ trong 1 tháng, TP Huế liên tiếp ghi nhận hàng chục ca mắc liên cầu lợn, trong đó có nhiều ca bệnh nặng xin đưa về nhà và 1 ca tử vong. Từ đầu năm nay, Huế ghi nhận 38 ca mắc liên cầu lợn.

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Bé trai 5 tuổi ở xã Liên Hương (tỉnh Lâm Đồng) nhập Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận (tỉnh Khánh Hòa) trong tình trạng đau bụng, nôn ói và suy kiệt. Các bác sĩ đã phẫu thuật và gắp thành công búi tóc nặng nửa ký từ dạ dày bé.

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Ông Đ.H.B. (62 tuổi, làm nghề lái xe, trú tại Bắc Ninh) từng nhiều lần bị chó cắn, lần gần nhất cách đây gần ba tháng. Khi đó ông bị chó nhà hàng xóm cắn vào mặt ngoài cẳng chân phải, nhưng không tới cơ sở y tế để xử lý hay tiêm phòng dại.

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng