02/04/2008 03:03 GMT+7

Ruốc sả: món riêng xứ Huế

THS.BS TRẦN BÁ THOẠI
THS.BS TRẦN BÁ THOẠI

TT - Ruốc có mặt trong nhiều món ăn Việt khắp ba miền đất nước nhưng chỉ ở Huế, vùng mưa nhiều và ẩm lạnh, các bà nội trợ đã sáng tạo món ruốc sả dùng rộng rãi cả nông thôn lẫn thị thành.

Phóng to
Làm ruốc sả - Ảnh: T.B.THOẠI
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Thành phần chủ yếu của món ăn độc đáo này gồm ruốc và sả. Ruốc là loại mắm chế biến từ con ruốc biển - một dạng tôm nhỏ - người ở Huế gọi là con "khuyết". Con ruốc dù giá rất rẻ nhưng thành phần và giá trị dinh dưỡng hoàn toàn tốt ngang bằng con tôm; đặc biệt là hàm lượng và chất lượng của thành phần đạm.

Sả có tên khác là sả chanh, tranh thơm, hương mao thuộc họ cỏ lúa có tinh dầu. Ở Huế, người dân thường trồng sả trong góc vườn để tiết kiệm đất và xua đuổi rắn. Để cất tinh dầu người ta dùng cả thân lẫn lá; nhưng nếu dùng làm ruốc sả thì chỉ lấy phần thân thái lát mỏng xong băm nhỏ như hạt tấm rồi chế biến. Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, sả có khả năng trợ tiêu hóa, thông tiểu tiện, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt, chữa nôn mửa, đau bụng; tinh dầu sả dùng để xông hơi, sát trùng, dùng trong công nghiệp làm chất thơm, thuốc sát trùng.

Hiện nay với điều kiện kinh tế tốt hơn, thực phẩm dồi dào hơn, các bà nội trợ xứ Huế đã cải biên, linh động cho thêm nhiều loại thực phẩm khác vào ruốc sả để gia tăng khẩu vị lẫn dinh dưỡng cho ruốc sả Huế truyền thống. Để thơm ngọt thì thêm thịt bò, thịt heo, bột ngọt; để béo bùi thì thêm mè đen, mè trắng hay đậu phộng tươi đập dập; để cay cay thì thêm tí ớt, tỏi, tiêu...

Theo bà Dương Thị Tùng - một người hay làm ruốc sả, cách làm ruốc sả Huế đơn giản như sau: thịt bò hay thịt heo hấp chín đem vằm nhỏ; mè trắng, đậu phộng sống đập dập rang vừa chín; đun chảo dầu hoặc mỡ thật nóng rồi phi hành, tỏi cho thơm; sau đó cho sả băm nhỏ vào đảo đều; tiếp đến cho hết thảy mè rang, đậu phộng rang và thịt hấp vằm nhỏ vào đảo đều; cuối cùng cho ruốc vào từ từ đến khi lượng ruốc đủ để vón dính mỏng quanh thịt vằm, mè, đậu và bắt đầu tỏa mùi thơm béo là đến lúc hoàn thành món ruốc sả "cải biên", sẵn sàng cho ra đĩa hoặc để ăn dần trong cả tuần.

Ruốc sả Huế thường hơi mặn nên với những người cần kiêng muối như bệnh tăng huyết áp, phù thận... xin hãy cẩn thận.

Thành phần con ruốc (tép biển) tương tự tôm: cứ 100 gam phần ăn được có

82 kcalo; 79,2g ẩm; 17,6g đạm; 0,9g béo; 0,9g đường; tro 1,4g; calci 79mg; phospho 184mg; sắt 1,6mg; vitamin A 20mg; vitamin B1 0,04mg; vitamin B2 0,08mg; vitamin PP 2,3mg. Trong mắm ruốc hàm lượng muối chiếm 15-30% tùy theo dạng ruốc lỏng, sệt hay cô đặc.

THS.BS TRẦN BÁ THOẠI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Khoai Lang Thang và bữa tiệc nhớ đời ở khu ổ chuột Kenya châu Phi

Khoai Lang Thang vừa đăng clip về bữa ăn do nhóm anh tổ chức cho các em nhỏ và mọi người ở khu ổ chuột Kibera ở Kenya, châu Phi.

Khoai Lang Thang và bữa tiệc nhớ đời ở khu ổ chuột Kenya châu Phi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar