30/08/2019 09:10 GMT+7

Rùa biển bị vướng túi nilông gì?

NGUYỄN PHƯỚC THÁI (phó giám đốc Công ty cổ phần bao bì Vafaco) - TRẦN VŨ NGHI ghi
NGUYỄN PHƯỚC THÁI (phó giám đốc Công ty cổ phần bao bì Vafaco) - TRẦN VŨ NGHI ghi

TTO - Cần làm gì mỗi khi nhìn thấy biểu trưng cho ô nhiễm nhựa ngoài đại dương thường được viện dẫn bằng hình ảnh một chú rùa biển bị vướng vào túi nilông? Câu hỏi vẫn đang được đặt ra để mọi người suy nghĩ và bình tĩnh xem xét.

Rùa biển bị vướng túi nilông gì? - Ảnh 1.

Rùa biển bị vướng lưới thải trên bờ biển Côn Đảo - Ảnh tư liệu TTO

Trong dịp khai trương cửa hàng của một người bạn, khi được hỏi có chấp nhận túi giấy thay vì dùng túi nilông, khi cầm món hàng đựng trong túi giấy, tôi đã muốn loại bỏ nó càng nhanh càng tốt. Vì đơn giản là quai túi được kết lại bằng báo cũ, mực in đã phơi nhiễm trên tay.

Thời gian gần đây, Chính phủ, các cơ quan ban ngành, đoàn thể cũng như báo đài đưa tin liên tục về các vấn đề liên quan đến các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, về rác thải nhựa trong môi trường sống, đặc biệt sau tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka (Nhật) về quyết tâm chống rác thải nhựa và không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Tuy nhiên, hiện một số cơ quan quản lý và giới truyền thông hình như đang có sự nhầm lẫn về mục tiêu bảo vệ môi trường khi quá cực đoan với túi nilông truyền thống và đồng hóa túi nilông tự phân hủy sinh học với túi nilông khó phân hủy.

Và phong trào làm túi giấy để thay thế túi nilông đang được phát động rộng khắp như là một giải pháp dễ lập "thành tích" nhất cho mục tiêu bảo vệ môi trường.

Một nghiên cứu gần đây của Cục Bảo vệ môi trường, Bộ Môi trường và lương thực Đan Mạch cho thấy việc sản xuất túi giấy hoặc túi bằng vải thậm chí còn tốn nhiều nước và năng lượng hơn rất nhiều so với túi nhựa.

Còn theo nghiên cứu vòng đời các sản phẩm túi đựng hàng, chiếc túi thân thiện nhất với môi trường lại là túi polyester được sử dụng lại nhiều lần, cụ thể là ít nhất 35 lần.

Trong khi đó, phổ biến nhất trên thị trường VN hiện nay là loại túi nilông dùng đựng hàng ngoài chợ, trong siêu thị, còn được gọi là túi nilông thường, tức túi khó phân hủy.

Để giảm chi phí, nhiều nhà sản xuất đã cố gắng chế tạo càng mỏng càng tốt. Họ cũng nêu quan điểm là càng ít nhựa thì sẽ càng tốt cho môi trường.

Loại túi này là nguồn gốc gây ra vấn nạn môi trường hiện nay do khó phân hủy, chỉ dùng được một lần do màng túi mỏng, dễ thủng, rách, nhẹ nên dễ bị "gió cuốn đi" khắp nơi và cuối cùng thường trôi theo dòng nước ra đại dương.

Trong khi chưa có giải pháp nào tốt hơn, túi phân hủy sinh học là giải pháp đã được thử nghiệm, sẵn có, rẻ và hợp lý để thay thế túi nilông khó phân hủy.

Tuy nhiên, hiện đang dấy lên tranh cãi với túi nilông tự phân hủy sinh học, khi cho rằng loại túi nilông tự phân hủy sinh học là phân hủy dỏm, còn doanh nghiệp sản xuất chỉ mượn danh hòng "trốn" thuế môi trường.

Ở góc độ doanh nghiệp sản xuất, tôi thấy để được công nhận là túi nilông thân thiện với môi trường tự phân hủy sinh học, doanh nghiệp đã phải tốn rất nhiều chi phí đầu tư, công sức theo đuổi, kể cả tiêu tốn thời gian đưa đi thử nghiệm ở châu Âu mới đạt tiêu chuẩn quốc tế, cũng như phải đáp ứng yêu cầu theo thông tư 07/2012 của Bộ TN-MT.

Đó là có khả năng phân hủy sinh học tối thiểu 60% trong thời gian không quá 2 năm.

Cần bình tĩnh và xem xét vấn đề sâu hơn, vì ưu tiên cao nhất của công cuộc bảo vệ môi trường là gì mỗi khi nhìn thấy biểu trưng cho ô nhiễm nhựa ngoài đại dương thường được viện dẫn bằng hình ảnh một chú rùa biển bị vướng vào túi nilông?

Chắc chắn đó phải là làm sao để có thể gìn giữ Trái đất có môi trường xanh sạch đẹp cho nhiều đời loài người con cháu chúng ta.

Cũng như cần tỉnh táo, cẩn trọng trước bất cứ một thử nghiệm nào có tác động đến môi trường, trong đó có cả việc không nên tin tưởng hoàn toàn vào các tuyên bố môi trường mang nặng tính tiếp thị thương mại.

Video: Xúc động cuộc giải cứu rùa biển thoát khỏi rác thải nhựa

TTO - Chiều 4-7, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo, Trần Đình Huệ cho biết, lực lượng tuần tra của Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo vừa giải cứu rùa biển quý hiếm nặng 5 - 6kg bị mắc kẹt trong rác thải nhựa trên biển.

NGUYỄN PHƯỚC THÁI (phó giám đốc Công ty cổ phần bao bì Vafaco) - TRẦN VŨ NGHI ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar