C\u00e1c anh \u0111\u1ebfn t\u1ef1 l\u00fac n\u00e0o h\u1ee1i nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi l\u00ednh gi\u1eef bi\u00ean c\u01b0\u01a1ng. Ai t\u00ednh th\u00e1ng t\u00ednh n\u0103m c\u00f9ng ng\u1ecdn s\u00f3ng! Neo h\u1ed3n m\u00ecnh gi\u1eefa qu\u1ea7n \u0111\u1ea3o Tr\u01b0\u1eddng Sa, m\u01b0a nh\u01b0 roi, gi\u00f3 c\u1eaft th\u1ecbt da, n\u1eafng l\u1ed9t m\u1eb7t ng\u01b0\u1eddi, n\u01b0\u1edbc bi\u1ec3n \u0103n ch\u00e2n, con h\u00e0u c\u1ee9a. V\u1ebft th\u01b0\u01a1ng ch\u1ed3ng l\u00ean nh\u1eefng v\u1ebft th\u01b0\u01a1ng. Qu\u00ea nh\u00e0 hi\u1ec7n l\u00ean khi bi\u1ec3n m\u00f9 s\u01b0\u01a1ng, s\u00f3ng ch\u1ed9p v\u00e0o gi\u1ea5c ng\u1ee7 - gi\u1eadt m\u00ecnh t\u01b0\u1edfng l\u1eeda ch\u00e1y Tr\u01b0\u1eddng Sa..." />
14/06/2013 08:41 GMT+7

Rồi mai mưa gió qua đây...

THU HÀ
THU HÀ

TT - Các anh đến tự lúc nào hỡi những người lính giữ biên cương. Ai tính tháng tính năm cùng ngọn sóng! Neo hồn mình giữa quần đảo Trường Sa, mưa như roi, gió cắt thịt da, nắng lột mặt người, nước biển ăn chân, con hàu cứa. Vết thương chồng lên những vết thương. Quê nhà hiện lên khi biển mù sương, sóng chộp vào giấc ngủ - giật mình tưởng lửa cháy Trường Sa...

TT - Các anh đến tự lúc nào hỡi những người lính giữ biên cương. Ai tính tháng tính năm cùng ngọn sóng! Neo hồn mình giữa quần đảo Trường Sa, mưa như roi, gió cắt thịt da, nắng lột mặt người, nước biển ăn chân, con hàu cứa. Vết thương chồng lên những vết thương. Quê nhà hiện lên khi biển mù sương, sóng chộp vào giấc ngủ - giật mình tưởng lửa cháy Trường Sa...

Phóng to
Sách do NXB Hội Nhà Văn ấn hành. Buổi ra mắt sách sẽ diễn ra tại cụm rạp BHD, TP.HCM ngày 17-6 - Ảnh: H.Hương

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Những vần thơ cồn cào đau đớn, nóng bỏng thời sự ấy được Thu Bồn viết tại Trường Sa từ năm 1998. Người lính già đi lính từ thuở 12, lúc rời quân ngũ vẫn chỉ là người lính ấy không lúc nào quên sứ mệnh phải đứng ở nơi tuyến đầu và phải viết những vần thơ lửa cháy mà ông tự đặt ra cho cuộc đời mình.

Những vần thơ ấy vừa trở lại trong tập sách Tráng sĩ hề... dâu bể. Cuốn sách được hai người bạn thân của ông, nhà phê bình Ngô Thảo và nhà sản xuất xe lăn Nguyễn Tiến Toàn, sưu tầm, giới thiệu và tự bỏ tiền in ấn để thay nén hương tưởng nhớ nhà thơ của đất Quảng và Tây nguyên, nhà thơ của tình yêu và tình bạn, nhân kỷ niệm 10 năm ông về với đất mẹ (17-6-2003 - 17-6-2013). Trên mộ ông, bạn bè khắc hai câu thơ trong trẻo nhẹ nhàng và mộc mạc, gần với ông nhất: Rồi mai mưa gió qua đây/Em còn ở với cỏ cây, anh về. Người tráng sĩ mang tên Hà Ðức Trọng đã 10 năm về với bến sông Thu Bồn quê mẹ, nhưng ông còn để lại một tình yêu, một nỗi đau...

Hai người con của ông đều sinh trong chiến trường. Hà Thảo Nguyên được cha mẹ khoét đáy balô, cho hai chân vào ngồi trên lưng, vượt Trường Sơn ra Bắc, đã ra đi vì ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam. Hà Băng Ngàn bị máu trắng, sức khỏe cũng suy yếu trầm trọng và từ lâu đã không tự chăm sóc được bản thân, hoàn toàn phụ thuộc người mẹ già. Người vợ đầu của Thu Bồn là một trung tá bác sĩ quân y, bà đã dành cho ông cả tuổi trẻ và tình yêu của mình nơi chiến trận. Nhưng số phận không cho họ ở gần nhau. Là một phụ nữ kín đáo, tự trọng, bà lùi sau những vinh quang của người chồng cũ, tự mình chăm sóc đứa con trai không may mắn, và không bao giờ lên tiếng kêu ca.

Nhưng cũng chính vì thế mà đồng đội, bạn bè ông không thể quên bà và các con. Những người làm sách dự định dùng toàn bộ số tiền bán sách để góp một chút, thêm vào trang trải chi phí thuốc men hằng ngày của Hà Băng Ngàn, cũng là "một chút gì" của người cha để lại cho cậu con trai duy nhất, vì ngôi nhà của Thu Bồn trên suối Lồ Ồ đã bị người chủ sau bán qua tay nhiều chủ khác từ lâu.

Rồi mai mưa gió qua đây..., Thu Bồn làm câu thơ ấy cho người con gái mà ông yêu, không ngờ nó lại vận vào ông cả khi ông đã về với cây cỏ.

Tráng sĩ hề... dâu bể tập hợp 88 bài thơ, nhiều bài đã được các thế hệ người VN thuộc lòng: Hôn mảnh đất quê hương, Gửi lòng con đến cùng Cha, Hành phương Nam, Tạm biệt Huế, Mong em về trước cơn mưa, Mưa tháng sáu... Bên cạnh đó, ngoài những bài viết của đồng đội, bạn bè và người hâm mộ Thu Bồn là những bài viết, ghi chép, phát biểu của chính ông, rải rác từ cuối những năm 1960 đến trước ngày ông lâm bệnh nặng rồi mất. Văn ông, hào sảng và phóng túng như thơ ông, đọc lại chắc sẽ có người kêu: quá cũ! Nhưng nếu đọc thật kỹ, trong tổng thể khối lượng tác phẩm hơn 1.000 bài thơ, gần 10 tiểu thuyết, 5 trường ca, và với một tâm thế hiểu được con người và thời đại Thu Bồn sống, sẽ thấy nó nhất quán tuyệt đối với sự nồng nhiệt, cháy bỏng và phóng túng trong cuộc đời và thơ ca của ông.
THU HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba nàng lính ngự lâm

TT - Nhà văn Nguyễn Đình Tú vừa gây bất ngờ cho độc giả khi lần đầu tiên ra mắt tập truyện viết cho thiếu nhi: Ba nàng lính ngự lâm (NXB Kim Đồng).

Ba nàng lính ngự lâm

Khi hồn người mất nơi trú ẩn

TTCT - Nếu đời thật không cho người ta đủ cơ hội để giãi bày thì tiểu thuyết đem cơ hội đó đến một cách trọn vẹn, bởi tiểu thuyết là một sắp đặt cho phép người đọc lặn lội vào bao nhiêu cuộc đời khác, lắng nghe những lay động trong tâm can mình khởi phát từ số phận của nhân vật.

Khi hồn người mất nơi trú ẩn

Nhìn từ một Sài Gòn tận tụy

TT - Cái tên sách nghe lạ: Từ Dòn Mé Sán đến... Chỉ vậy thôi, nhưng mỗi bài tạp bút mà nhà xuất bản giới thiệu là “ghi chép của Lý Lan” trong tập sách này có thể cuốn hút bất kỳ ai nếu đã lật ra với một chút tò mò: sách viết chuyện gì vậy?

Nhìn từ một Sài Gòn tận tụy

Tri thức giúp ta củng cố niềm tin

TT - “Hương có một thói quen, không biết là tốt hay xấu, là thường mua rất nhiều sách cùng băng đĩa nhưng lại không đọc và thưởng thức hết.

Tri thức giúp ta củng cố niềm tin

Những người "tự cứu"

TT - Trước quá nhiều bất cập của việc lập hồ sơ, công nhận, quản lý, trùng tu, tôn tạo di tích hiện nay, nhiều người cảm thấy thật sự chán nản, họ bàn nhau tìm cách tự cứu di tích quê mình theo kiểu “còn nước còn tát”.

Những người

Đời tôi - giữa hồi ức và lịch sử

TTO - Liệu có thể chiêm ngắm vũ trụ thông qua một giọt nước, liệu có thể nắm bắt được diễn trình của lịch sử bằng câu chuyện của một cá nhân riêng lẻ trong muôn triệu người?

Đời tôi - giữa hồi ức và lịch sử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar