29/05/2014 04:40 GMT+7

Tri thức giúp ta củng cố niềm tin

CHIÊU MINH thực hiện
CHIÊU MINH thực hiện

TT - “Hương có một thói quen, không biết là tốt hay xấu, là thường mua rất nhiều sách cùng băng đĩa nhưng lại không đọc và thưởng thức hết.

Ca sĩ Văn Mai Hương với cuốn sách đang đọc: Lời nói có đáng tin? - Ảnh: T.T.D.

Hoặc cũng có khi Hương đọc dở dang mấy cuốn sách cùng lúc. Tâm trạng nào cuốn sách đó”.

Văn Mai Hương mở đầu như vậy khi được hỏi cô có thích đọc sách không. Cô ca sĩ trẻ cho biết lúc này đang đọc ba cuốn: Sài Gòn, chuyện đời của phố, Ý tưởng này là của chúng mình và mới nhất là Lời nói có đáng tin?

Sửa thói quen sai lệch

“Cuốn Lời nói có đáng tin? không chỉ soi chiếu vào thói quen của người đối diện để mình nắm bắt thông điệp phi ngôn ngữ của họ, mà còn là cách để chúng ta chỉnh sửa những thói quen sai lệch, để tránh đưa ra thông điệp sai. Hương muốn học những chi tiết đó, vì Hương là người của công chúng, cần có sự lịch thiệp và gần gũi với mọi người, và Hương muốn tạo cảm giác tin cậy ấm áp nơi khán giả. Hương nghĩ một cuốn sách không thể thay đổi cuộc sống của mình, nhưng những tri thức góp nhặt mỗi ngày sẽ giúp mình hoàn thiện hơn” - Văn Mai Hương chia sẻ.

* Hương có thể nói rõ hơn về cuốn Lời nói có đáng tin?

- Đây là cuốn sách hơi khó đọc, nhưng chịu khó đọc thì có nhiều thông tin bổ ích. Tác giả là Joe Navarro - cựu nhân viên FBI. Joe Navarro hướng dẫn bạn đọc đi vào thế giới của việc nắm bắt suy nghĩ của người khác thông qua những hành vi phi ngôn từ.

* Hương nói cuốn sách hơi khó đọc, như vậy điều gì ở cuốn sách thu hút để Hương chọn mua trên giá sách giữa rất nhiều cuốn sách khác?

- Khám phá những điều bí ẩn trong chính mỗi con người luôn là điều thú vị. Nói khó đọc vì Hương và các bạn cùng lứa chưa có được những kiến thức sâu về tâm lý cũng như kỹ năng giao tiếp, nên đọc cuốn này đôi khi cần tra cứu thêm những kiến thức bên lề. Chẳng hạn một vụ việc được đưa thành ví dụ trong sách có thể Hương còn chưa nắm được, phải tìm kiếm thêm thông tin trên mạng để hiểu rõ hơn trước khi đọc tiếp.

* Ấn tượng đầu tiên của Hương khi đọc cuốn này?

- Cuốn sách không chỉ có những thông tin cẩm nang mà được bày biện trong thế giới của những câu chuyện có thật rất thú vị. Chẳng hạn, ông kể câu chuyện vì sao ông điều tra ra kẻ giết người từ một nghi can ít dấu hiệu phạm tội nhất. Tất cả nhờ vào những câu hỏi và việc quan sát đối tượng. Khi nhắc đến hung khí mà thủ phạm dùng để giết nạn nhân là cái cưa nước đá, kẻ nghi can đã cụp mắt xuống để che giấu đi sự lúng túng của mình. Và hướng điều tra tiếp theo đã giúp vạch trần sự thật...

* Có vẻ như Văn Mai Hương rất thích những chi tiết mang màu sắc hình sự như thế này?

- Không hẳn là Hương thích hình sự, mà điều quan trọng là Hương học được thông điệp quý giá từ quyển sách này. Joe Navarro chia sẻ rằng hầu như chúng ta nhìn rất nhiều nhưng lại quan sát rất ít, nên chúng ta thường lãng quên những chi tiết quan trọng trong cuộc sống, nơi mà khuôn mặt hay lời nói không bộc lộ ra. Và những hành vi phi ngôn từ sẽ là chìa khóa mở ra, không phải để khám phá những vụ án mà là khám phá những điều thú vị trong cuộc sống, hiểu thêm những người thân yêu của bạn để có được cuộc sống hạnh phúc hơn.

* Chi tiết nào trong cuốn sách làm cho Văn Mai Hương thấy tâm đắc nhất?

- Có rất nhiều chi tiết thú vị. Chẳng hạn như những hành động hay cử chỉ rất thông thường của người đối diện cũng cho phép ta nhận biết họ đang có tâm lý như thế nào. Một người bỗng dưng nhún nhảy hai bàn chân cho thấy họ rất tự tin và phấn khích. Hay một người đàn ông mà đút ngón tay cái vào túi quần thể hiện ông ta là người tự ti... Nói chung, đọc cuốn sách không phải để điều tra vụ án, mà học cách nhận biết tâm lý và hành vi của con người trong nhiều bối cảnh và văn hóa sống khác nhau.

* Hương nghĩ thế nào về một suy nghĩ trái chiều rằng sau khi đọc xong cuốn sách này, người ta trở nên nghi ngờ lời nói của nhau?

- Không. Tri thức luôn giúp chúng ta củng cố niềm tin, xác tín những chân lý chứ không bao giờ đưa họ vào sự ngu muội. Hương tin là vậy. Nhan đề Lời nói có đáng tin? chỉ là một cách chơi chữ, để biểu thị một hàm nghĩa chúng ta có thể tìm ra được nhiều thông điệp từ người khác chứ không chỉ có lời nói. Hương tin ai đọc xong cuốn sách này cũng thấy mình đang khám phá một thế giới thú vị trong chính con người mình.

* Hương thường đọc sách vào lúc nào?

- Hương đọc mọi nơi, mỗi nơi một tí. Trên máy bay thì có thể đọc ebook. Nhưng Hương thường đọc lúc chuẩn bị đi ngủ và ngủ dậy. Hương đọc cũng chậm, có khi cả tháng mới xong một cuốn sách.

CHIÊU MINH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba nàng lính ngự lâm

TT - Nhà văn Nguyễn Đình Tú vừa gây bất ngờ cho độc giả khi lần đầu tiên ra mắt tập truyện viết cho thiếu nhi: Ba nàng lính ngự lâm (NXB Kim Đồng).

Ba nàng lính ngự lâm

Khi hồn người mất nơi trú ẩn

TTCT - Nếu đời thật không cho người ta đủ cơ hội để giãi bày thì tiểu thuyết đem cơ hội đó đến một cách trọn vẹn, bởi tiểu thuyết là một sắp đặt cho phép người đọc lặn lội vào bao nhiêu cuộc đời khác, lắng nghe những lay động trong tâm can mình khởi phát từ số phận của nhân vật.

Khi hồn người mất nơi trú ẩn

Nhìn từ một Sài Gòn tận tụy

TT - Cái tên sách nghe lạ: Từ Dòn Mé Sán đến... Chỉ vậy thôi, nhưng mỗi bài tạp bút mà nhà xuất bản giới thiệu là “ghi chép của Lý Lan” trong tập sách này có thể cuốn hút bất kỳ ai nếu đã lật ra với một chút tò mò: sách viết chuyện gì vậy?

Nhìn từ một Sài Gòn tận tụy

Những người "tự cứu"

TT - Trước quá nhiều bất cập của việc lập hồ sơ, công nhận, quản lý, trùng tu, tôn tạo di tích hiện nay, nhiều người cảm thấy thật sự chán nản, họ bàn nhau tìm cách tự cứu di tích quê mình theo kiểu “còn nước còn tát”.

Những người

Đời tôi - giữa hồi ức và lịch sử

TTO - Liệu có thể chiêm ngắm vũ trụ thông qua một giọt nước, liệu có thể nắm bắt được diễn trình của lịch sử bằng câu chuyện của một cá nhân riêng lẻ trong muôn triệu người?

Đời tôi - giữa hồi ức và lịch sử

Dựng lại người - Dựng lại mình

TT - Tự nhận là một chứng nhân của thời cuộc, 66 bài tạp bút của nhà báo Ðoàn Khắc Xuyên được tập hợp lại và trình ra trước mặt độc giả một bức tranh xã hội đáng giật mình.

Dựng lại người - Dựng lại mình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar