21/08/2015 21:25 GMT+7

Rối loạn trong xét tuyển đại học, hãy tự trách mình!

PGS-TS ĐỖ VĂN DŨNG
PGS-TS ĐỖ VĂN DŨNG

TTO - PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, có những phân tích đưa ra một góc nhìn khác về những rối loạn trong xét tuyển đại học đợt 1 năm 2015.

Hàng dài thí sinh chờ làm thủ tục nộp hồ sơ xét tuyển tại Trường đại học Công nghiệp TP.HCM trong ngày cuối - Ảnh: Quang Định

Tôi không bênh vực Bộ GD-ĐT nhưng tôi nghĩ mọi người cần bình tĩnh để xem xét nguyên nhân của những sự cố vừa rồi. Theo tôi, có năm nguyên nhân chính dẫn đến sự việc: 

Thứ nhất: Sự ngộ nhận của phụ huynh và thí sinh về năng lực thật của thí sinh. 

Điều này xuất phát từ đề thi năm nay. Do phải tích hợp hai kỳ thi trong một, đề thi năm nay phải dễ để đảm bảo tỉ lệ đậu tốt nghiệp khiến điểm khá cao, gây ngộ nhận cho thí sinh và gia đình.

Thực chất, những thí sinh đạt 18-19 điểm trong kỳ thi năm nay chỉ tương đương 13-14 điểm trong kỳ thi năm ngoái. Thế nhưng, ít ai kể cả báo chí, đề cập vấn đề này làm các thí sinh cứ nghĩ 18-19 điểm là đã có thể trúng tuyển vào các trường tốt và tập trung nộp hồ sơ vào các trường này khiến đến giờ chót cập rập phải rút hồ sơ đăng ký. 

Thứ hai: Sự vô trách nhiệm của lãnh đạo các trường lớn. Sau khi có điểm sàn, lãnh đạo các trường không phân tích dữ liệu các năm trước để đưa ra điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển phù hợp với trường mình.

Nên nhớ, các thí sinh rất non nớt, khi thấy các trường công bố 15 điểm là có thể nộp hồ sơ đăng ký và các em nghĩ là điểm có thể đậu. Điều này lại gây thêm một sự ngộ nhận thứ hai còn trầm trọng hơn vì có vài trăm ngàn thí sinh thuộc nhóm 15-20 điểm nộp sai địa chỉ.

Tôi cho rằng chúng ta đừng nên đổ hết trách nhiệm lên Bộ GD-ĐT mà hãy tự trách mỗi chúng ta. 
PGS.TS Đỗ Văn Dũng

Thứ ba: Xuất phát từ tình thương thí sinh, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT suy nghĩ đơn giản là khi được chọn nhiều nguyện vọng sẽ tăng cơ hội cho thí sinh.

Tuy nhiên trên thực tế, điều này tạo ra số lượng lớn thí sinh ảo, gây tâm lý bất an và lo lắng khi mình xếp thứ tự quá lớn nên đổ xô đi rút hồ sơ.

Thứ tư: Phản ứng chậm. Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT đã phản ứng quá chậm khi cho các em đăng ký rút hồ sơ đăng ký xét tuyển ở sở GD-ĐT vào tuần cuối khiến các thí sinh phải tốn công sức và tiền bạc để đến rút hồ sơ tại trường mình nộp.

Thứ năm: Ứng dụng công nghệ thông tin nửa vời. Trình độ công nghệ hiện nay cho phép thí sinh ngồi tại nhà thay đổi nguyện vọng ưu tiên hoặc thay đổi trường đăng ký mà không phải đi đâu cả. Thế nhưng, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT đã không đi theo hướng này mà cứ tập trung vào quản lý điểm số.

Như vậy, tôi cho rằng chúng ta đừng nên đổ hết trách nhiệm lên Bộ GD-ĐT mà hãy tự trách mỗi chúng ta. 

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn có thể trao đổi với tác giả ở ô ý bình luận bên dưới hoặc email về địa chỉ [email protected].
PGS-TS ĐỖ VĂN DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm mới được học vi mạch bán dẫn, điều này có thật sự cần thiết?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội năm nay tăng khoảng 6.000 thí sinh so với năm ngoái. Trung bình một thí sinh đăng ký khoảng 3,1 bài thi.

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Quy đổi điểm xét tuyển đại học về thang 30: Nơi 30, chỗ chỉ 25,2 điểm

Nhiều trường đại học đưa ra công thức quy đổi điểm về thang 30. Mỗi trường một phách, điểm số thí sinh nhảy loạn xạ.

Quy đổi điểm xét tuyển đại học về thang 30: Nơi 30, chỗ chỉ 25,2 điểm

UFM - Bệ phóng toàn cầu từ các chương trình liên kết quốc tế đẳng cấp

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngày càng gia tăng, việc lựa chọn một chương trình đào tạo quốc tế ngay tại Việt Nam đang trở thành xu hướng học tập hiện đại.

UFM - Bệ phóng toàn cầu từ các chương trình liên kết quốc tế đẳng cấp

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar