17/08/2015 20:40 GMT+7

​Kiệt sức với xét tuyển đại học

NHÓM PV - CTV
NHÓM PV - CTV

TTO - Đến trường đại học nộp hồ sơ xét tuyển nhưng phảng phất trên gương mặt của nhiều thí sinh, phụ huynh là sự lo âu, mệt mỏi khôn cùng.

Ông Nguyễn Văn Chín trao đổi với ban tư vấn tuyển sinh ở Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - Ảnh: Thục Trinh

Chiều nay, cụNguyễn Văn Chín (81 tuổi, nguyên hiệu phó Trường ĐH Mở TP.HCM) đến Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tham khảo thông tin xét tuyển cho cháu nội (thí sinh Mai Trinh).

Bớt một, tốn kém mười

Ông Chín cho biết từ lúc cháu gái nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển đến giờ, ông đã nhiều lần đến trường để xem xét tình hình. Lần gần nhất là ngày 14-8. Nay ông lại bắt xe buýt từ nhà (phường 4, Q.Tân Bình, TP.HCM) đến xem lần nữa.

“Ba mẹ cháu lu bu công việc, tôi nằm nhà theo dõi thông tin qua báo đài, theo dõi thông tin trên web của trường, càng theo dõi càng thấy không yên tâm nên phải đến tận nơi. Cách làm của bộ năm nay  giúp tiết kiệm cho phụ huynh, thí sinh lúc đi thi một phần thì đi đăng kí xét tuyển tốn kém hơn mười phần. Thi lo một, đăng ký xét tuyển lo mười. Nhiều năm làm trong ngành giáo dục, đồng thời cũng là một phụ huynh có con cháu tham dự kỳ thi năm nay tôi thực sự rất đồng cảm với những mệt mỏi, hoang mang của thí sinh và phụ huynh trong kỳ xét tuyển này. Con cháu thi cử, cha mẹ ông bà đứng ngồi không yên.

Bộ đã có đổi mới, đã có cải tiến nhưng chưa lường hết những vấn đề có thể xảy ra trong thực tiễn, bởi vậy mà rối tung, rối mù từ lúc công bố điểm, cho đến giờ là đăng ký xét tuyển vào các trường. Thí sinh và phụ huynh hoàn toàn mất niềm tin”, ông Chín bộc bạch.

Thí sinh chen lấn chờ nộp hồ sơ xét tuyển tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - Ảnh: Phương Nguyễn

Trong khi đó, cha con ông Lê Phúc (Hải Châu, TP.Đà Nẵng) đã chầu chực ở TP.HCM gần nửa tháng nay để cùng hàng nghìn thí sinh, phụ huynh khác quay vòng nộp-rút, rút- nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Ông Phúc cho biết từ ngày 4-8 hai cha con ông khăn gói từ Đà Nẵng vào TP.HCM để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương cơ sở II.

Con gái ông thi được 25,5 điểm. Điểm này không thấp nhưng cũng chưa đủ cao để yên tâm ra về. Vì vậy cha con ông đã ở lại nhà người quen từ đó đến nay.

“Nữa tháng nay, hai cha con chú vô đây, công việc mua bán ở nhà bỏ dở. Đã vậy đi lại, ăn ở cũng rất tốn kém, may mà có nhà người quen cho ở nhờ chứ không thì không biết bao nhiêu tiền cho đủ. Nhưng đó chưa phải là vấn đề lớn nhất, cái mệt nhất là tâm lý lúc nào cũng nơm nớp lo lắng.

Cha con chú ôm suốt cái laptop theo dõi tình hình, rồi tính toán phân vân từ đó đến nay, mấy ngày cuối cùng này càng căng thẳng hơn nữa. Thiệt tình chú muốn rút hồ sơ nộp vào trường nào điểm thấp hơn cha chắc cú rồi về quê. Nhưng thương con mười hai năm trời ăn học, giờ nó lại tha thiết muốn học trường này nên chú ráng chầu chực đến 20 luôn ngã ngũ” - Ông Lê Phúc ngán ngẩm kể.

Không dám đi ăn

        Đây cũng là tâm trạng chung của rất nhiều thí sinh, phụ huynh mà chúng tôi tiếp xúc trong những ngày “nóng bỏng” này. 

Không ít thí sinh và phụ huynh lo âu, bồn chồn đến mất ăn mất ngủ, tất tả ngược xuôi từ quê lên thành phố, chầu chực xếp hàng từ trường nọ đến trường kia trong suốt mấy ngày qua.

Chạy đi khắp nơi tìm kiếm thông tin giữa Sài Gòn rộng lớn hẳn là một điều không dễ dàng với nhiều người chỉ mới lần đầu đặt chân lên thành phố.

Thí sinh và phụ huynh quá mệt mỏi đã ngã lưng ngay tại hàng ghế hành lang tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - Ảnh: Ngọc Tuyền

Đi từ khuya, đến trường lúc sáng sớm, cửa vẫn đóng im ỉm. Nhiều thí sinh và phụ huynh ngồi co ro chờ trước cổng trường.

Cửa mở, họ vội vàng vào xếp hàng, bụng đói nhưng không dám đi ăn sáng vì sợ mất vị trí xếp hàng. Trưa vật vạ ở các trường chờ đến buổi chiều để rút hồ sơ, nhiều người mua vội ổ bánh mì ăn cho qua bữa…

Vẻ mặt lo âu của phụ huynh trong khi chờ con tại Trường ĐH Y dược TP.HCM. Ảnh – Hải Quân

Nhiều người quá mệt mỏi, buông xuôi nộp hồ sơ xong rồi về. Nhiều người vẫn quyết tâm nấn ná lại Sài Gòn để theo dõi thông tin tin xét tuyển mà ứng phó kịp thời. 

Nhiều phụ huynh nói rằng, đời họ khổ có cực thêm một chút cũng không sao, miễn con họ được học hành đàng hoàng.

Họ muốn chia sẻ nổi khổ trước mắt với con, cháu mình với hy vọng cuộc đời sau này của chúng sẽ  đỡ vất vả hơn.

Trong khi đó, không ít thí sinh giờ vẫn còn mông lung lắm. Không còn cơ hội ở trường đăng ký ban đầu, giờ rút hồ sơ ra nhưng vẫn chưa biết nộp vào đâu. Cái cảm giác lo sợ rớt ĐH đè nặng lên đôi vai họ…

Và tất cả vẫn đang bần thần lo âu... chờ đợi kết quả trong những ngày tới. 

Lê Gia Thảo (Tây Ninh) ăn tạm bánh mì ngồi chờ đến 13g30 khi trường bắt đầu làm việc. Ảnh – Ngọc Tuyền
NHÓM PV - CTV

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ nhờ người trông giúp đã đỗ nguyện vọng 1 vào lớp 10.

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại nhưng với rất nhiều thí sinh, thử thách lớn hơn lại bắt đầu: chọn ngành gì, trường nào?

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?

Tránh sai lầm khi chọn tổ hợp môn lớp 10

Đã có trường hợp học sinh mất rất nhiều thời gian, thậm chí phải "làm lại từ đầu" khi chọn sai tổ hợp môn học ở lớp 10.

Tránh sai lầm khi chọn tổ hợp môn lớp 10

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Nhiều thí sinh chờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 rồi xét tuyển vì năm nay không còn xét tuyển sớm, trong khi nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh nộp hồ sơ sớm trực tuyến, trực tiếp để phục vụ công tác xét tuyển.

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Trường Đại học Văn Hiến (mã trường DVH) hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ và tham gia thành viên myU.

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar