15/11/2021 19:00 GMT+7

Rối loạn giấc ngủ - vấn đề sức khỏe thường gặp trong dịch COVID-19

P.Q
P.Q

Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Nếu không tìm được cách để vượt qua, có thể dẫn đến những rối loạn tâm thần, đặc biệt là rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ - vấn đề sức khỏe thường gặp trong dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Rối loạn giấc ngủ gia tăng trong đại dịch COVID-19

Trong đại dịch COVID-19, mỗi ngày tiếp xúc rất nhiều thông tin về tình hình dịch bệnh với những ca mắc và tử vong gia tăng, cũng như tin tức về những người thân quen nhiễm COVID-19... khiến chúng ta cảm thấy lo lắng và căng thẳng.

Ngoài ra, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều nơi phải thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa, nhiều người phải làm việc từ xa hoặc bắt buộc phải theo học các lớp học trực tuyến, điều này làm thay đổi lối sống của chúng ta một cách đáng kể. 

Do đó, ngày càng có nhiều người bị rối loạn giấc ngủ vì không thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.

Khi bị rối loạn giấc ngủ, chúng ta thường có những biểu hiện về chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ như khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc không ngủ được, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc và không thể ngủ tiếp được, thường ngủ muộn, dậy sớm, mỗi đêm ngủ được rất ít, thậm chí thức trắng đêm.

Khi ngủ thường gặp ác mộng hoặc mơ liên tục trong đêm, tỉnh giấc thấy mệt mỏi, không thoải mái.

Những gợi ý sau đây sẽ giúp duy trì giấc ngủ lành mạnh:

- Bất kể đó là ngày cuối tuần hay ngày trong tuần, hãy cố gắng duy trì thức giấc đúng giờ cho dù bạn đi ngủ vào những thời điểm khác nhau.

- Không đặt mục tiêu ngủ bao giờ là đủ. Mỗi người có nhu cầu thời gian ngủ khác nhau. Đi ngủ ngay sau khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu bạn không cảm thấy buồn ngủ, hãy chờ đến khi có cảm giác buồn ngủ và trong thời gian này tránh sử dụng điện thoại di động và các thiết bị.

- Nếu có ngủ trưa, nên thực hiện trước 3h chiều và thời lượng nên dưới 30 phút.

- Tạo thói quen tắm nắng vào buổi sáng có thể giúp duy trì chu kỳ ngủ - thức đều đặn.

- Cố gắng tập thể dục vào ban ngày.

- Không uống rượu trước khi đi ngủ hoặc uống caffeine từ ba đến bốn giờ trước khi đi ngủ, vì những chất này sẽ giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.

- Tạo cảm giác thoải mái trước khi đi ngủ bằng cách thư giãn hoặc thực hiện các phương pháp thư giãn của bạn (ví dụ: đi tắm, uống trà thảo mộc, nghe nhạc...)

- Trước khi chìm vào giấc ngủ, hãy tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh từ điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, vì điều này sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.

- Chuẩn bị một môi trường ngủ thoải mái. Chọn gối, khăn trải giường và ánh sáng phù hợp với bạn. Ngoài ra, bạn nên điều chỉnh môi trường phòng ngủ, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và âm thanh.

Nếu các khuyến nghị nêu trên không đủ để làm giảm các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, bạn hãy đi khám sớm để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị thích hợp.

Một số trường hợp rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ như melatonin hoặc những thuốc có nguồn gốc dược liệu để giúp bệnh nhân có được giấc ngủ trọn vẹn. 

Đặc biệt, melatonin là hormon trong cơ thể chịu trách nhiệm điều hòa nhịp sinh học thức - ngủ. Sử dụng melatonin sẽ giúp cơ thể đi vào trạng thái ngủ dễ dàng hơn.

Rối loạn giấc ngủ - vấn đề sức khỏe thường gặp trong dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Lo lắng có thể là phá vỡ cơ chế điều hòa nhịp sinh học thức - ngủ của hormon melatonin tự nhiên của cơ thể khiến chúng ta bị mất ngủ

Điều quan trọng khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ là phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng liều và đủ liều. Không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, không lạm dụng thuốc ngủ và thuốc an thần.

Rối loạn giấc ngủ - vấn đề sức khỏe thường gặp trong dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Việc phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe tâm thần rộng rãi cho người dân là mục tiêu của chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, được phối hợp thực hiện giữa Davipharm và Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng có các kiến thức hữu ích về phòng ngừa và tầm soát bệnh không lây nhiễm.

Tại cuộc họp về hợp tác triển khai hoạt động hợp tác "Chăm sóc sức khỏe Việt" phòng, chống bệnh không lây nhiễm cũng như các hoạt động khác giữa Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế và Davidpharm, ông Michal Wieczorek - giám đốc công ty - chia sẻ "mong muốn trở thành công ty nội địa tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng ngành y tế, đóng góp một phần vào chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2020-2030 của Chính phủ Việt Nam".

Bạn có thể truy cập vào Fanpage để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia. Chúng tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn: Davipharm (https://davipharm.info/vi/)

P.Q

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Rung nhĩ, một rối loạn nhịp tim phổ biến được biết đến là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Một nghiên cứu quy mô lớn mới đây được công bố trên tạp chí y khoa uy tín cảnh báo nguy cơ tái phát đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ đáng báo động.

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng

Ngày 23-5, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có văn bản gửi các sở y tế về việc kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng so với nhãn dán.

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm của bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Nén đau thương đồng ý hiến tạng chồng sau khi chết não để cứu sống những người bệnh khác, người vợ khiến nhiều người nghẹn ngào khi quỳ gối tiễn biệt tạng chồng trước khi rời khỏi bệnh viện.

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

5 vấn đề sức khỏe khiến tay, chân luôn lạnh toát

Tay, chân liên tục lạnh toát có phải dấu hiệu cho thấy sức khỏe có vấn đề không?

5 vấn đề sức khỏe khiến tay, chân luôn lạnh toát

Mua phải sản phẩm giảm cân chứa chất cấm nguy hại thế nào?

Mong muốn giảm cân nhanh, không ít chị em rơi vào "bẫy" thực phẩm chức năng giảm cân được quảng cáo rầm rộ trên mạng.

Mua phải sản phẩm giảm cân chứa chất cấm nguy hại thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar