17/11/2014 12:28 GMT+7

​Robot trên sao chổi hết pin

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TT - Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thông báo robot Philae trên bề mặt sao chổi 67P đã chuyển sang trạng thái “chờ” (standby) vì không còn đủ năng lượng.

Robot Philae hoạt động trên bề mặt sao chổi - Ảnh: Reuters

Sau hành trình kéo dài 10 năm qua 6,5 tỉ km không gian và cú hạ cánh lịch sử xuống bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, robot Philae có nguy cơ phải sớm kết thúc sứ mệnh vĩ đại của mình vì hết pin.

Theo AFP, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thông báo robot Philae trên bề mặt sao chổi 67P đã chuyển sang trạng thái “chờ” (standby) vì không còn đủ năng lượng.

“Ở trạng thái này, các công cụ và hầu hết hệ thống của Philae sẽ tắt” - ESA thông báo. Tuy nhiên, trước khi “ngủ đông”, Philae đã kịp gửi về nhiều hình ảnh và thông tin quan trọng về sao chổi 67P.

“Cỗ máy này đã hoạt động tuyệt vời trong điều kiện cực kỳ khó khăn. Chúng tôi rất tự hào về thành tựu khoa học đáng kinh ngạc này” - chuyên gia ESA Stephan Ulamec tuyên bố.

Theo kế hoạch ban đầu, Philae thực hiện các nghiên cứu trên bề mặt sao chổi 67P và truyền thông tin về Trái đất trong vòng chín tháng nhờ năng lượng từ hệ thống pin mặt trời.

Tuy nhiên cú hạ cánh không hoàn hảo đã khiến Philae đậu trên một khoảng tối của sao chổi, không tiếp cận được ánh sáng mặt trời để sạc pin. ESA tính toán Philae có thể sạc pin 7,5 giờ mỗi ngày, nhưng tại địa điểm này nó chỉ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 1,5 giờ mỗi ngày.

Sau khi tách khỏi tàu vũ trụ Rosetta, robot Philae đã không thể phóng móc câu để đứng cố định trên bề mặt sao chổi.

Mới đây ESA cho biết đã gửi lệnh để Philae điều chỉnh tấm pin năng lượng theo hướng có thể tiếp nhận nhiều ánh sáng hơn. Tình hình cũng có thể sẽ thay đổi khi sao chổi 67P tiến gần tới Mặt trời. Dù vậy, ESA thừa nhận khó có khả năng liên lạc với Philae trong thời gian tới.

Các chuyên gia ESA mô tả Philae chỉ “ngủ” chứ không “chết”. Trong khi đó, tàu vũ trụ Rosetta vẫn tiếp tục sứ mệnh quan sát sao chổi 67P.

Tàu vũ trụ Rosetta mang theo robot Philae rời Trái đất cách đây 10 năm, di chuyển trên quãng đường 6,5 tỉ km trước khi tiếp cận sao chổi 67P ở vị trí cách Trái đất khoảng 500 triệu km.

Philae tách khỏi tàu Rosetta ngày 12-11 và đáp lên bề mặt sao chổi 7 giờ sau đó. Đây là cú hạ cánh được đánh giá là “thần kỳ” bởi sao chổi 67P chỉ rộng 4km và di chuyển với tốc độ chóng mặt 66.000 km/giờ.

Robot Philae nặng khoảng 100kg, được trang bị 10 công cụ để chụp ảnh và phân tích bề mặt sao chổi 67P. Philae cũng có chức năng phân tích thành phần hóa học, tính chất điện từ và cấu trúc của sao chổi.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar