03/03/2021 15:08 GMT+7

Robot ‘nghe’ bằng tai của châu chấu chết

LÊ CHUNG
LÊ CHUNG

TTO - Các nhà khoa học tại Đại học Tel Aviv (Israel) phát minh ra robot có khả năng ‘nghe’ nhờ vào tai của một con châu chấu đã chết. Vỗ tay 1 cái, robot tiến lên; vỗ 2 cái, robot lùi lại.

Robot ‘nghe’ bằng tai của châu chấu chết - Ảnh 1.

Ear-Bot lắng nghe được tín hiệu âm thanh nhờ vào tai của châu chấu chết - Ảnh: Đại học Tel Aviv

Bọ cánh cứng đeo balô camera, bướm đêm lái xe… là những chuyện thật như đùa xuất phát từ các thí nghiệm trên côn trùng. Theo CNET, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv đã chế tạo ra loại robot "lai sinh học" có thể "lắng nghe" thông qua một bộ phận lấy từ xác của một con châu chấu: tai.

Robot này nhận các tín hiệu điện thông qua cái tai này, phản hồi với âm thanh. Vỗ tay 1 cái, robot sẽ tiến lên, còn nếu vỗ 2 cái thì nó sẽ lùi lại.

Chuyển động này thoạt nghe đơn giản nhưng cơ chế khoa học đằng sau robot có tên gọi Ear-Bot khá là… điên rồ. Bởi vì con châu chấu đã chết, nhóm nghiên cứu cần tìm cách thay thế để nuôi sống cái tai của nó. Họ đã gắn cái tai lên một con chip và cung cấp oxy giúp duy trì "sự sống".

"Chúng tôi thay microphone điện tử của robot bằng tai của một con côn trùng chết, sử dụng khả năng của cái tai này để phát hiện tín hiệu điện từ môi trường, trong trường hợp này là dao động trong không khí. Sử dụng một con chip đặc biệt, tín hiệu này sẽ truyền đến robot", đồng tác giả nghiên cứu Ben Maoz cho biết.

Robot ‘nghe’ bằng tai của châu chấu chết - Ảnh 2.

Tai của châu chấu gắn lên con chip và được cung cấp oxy - Ảnh: Đại học Tel Aviv

Các hệ thống tích hợp sinh học vào robot có vài ưu điểm khi so với một robot hoàn toàn máy móc, cụ thể là vấn đề tiêu hao năng lượng. Loại robot lai này có kích thước tí hon, do đó cực kỳ tiết kiệm năng lượng và hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu hi vọng Ear-Bot sẽ là bước mở ra những tiến bộ trong tương lai. Một ý tưởng là tích hợp lỗ mũi đánh hơi ma túy hoặc chất nổ vào robot.

Công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Sensors.

Thiết bị bay không người lái vỗ cánh như côn trùng

TTO - Một nhóm nhà khoa học đã sáng tạo ra loại robot bay không người lái lấy cảm hứng từ cánh của côn trùng, cho phép nó vận hành ở những không gian tù túng, chống chịu va chạm.

LÊ CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Ông Trump ký luật cấm đăng ảnh nóng 'trả thù tình'

Ông Trump vừa ký ban hành luật hình sự hóa hành vi đăng ảnh nóng để trả thù tình lên mạng, bất kể ảnh thật hay do AI tạo ra, chính thức đưa hành vi này thành tội liên bang tại Mỹ.

Ông Trump ký luật cấm đăng ảnh nóng 'trả thù tình'

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Saudi Arabia mở phòng khám bác sĩ AI đầu tiên trên thế giới

Trong một bước tiến gây chú ý của ngành y tế toàn cầu, phòng khám ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới vừa chính thức đi vào hoạt động tại tỉnh Al-Ahsa, phía đông Saudi Arabia.

Saudi Arabia mở phòng khám bác sĩ AI đầu tiên trên thế giới

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar