05/04/2020 19:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Robot diệt virus bằng tia cực tím

TTXVN
TTXVN

TTO - Robot có thể phát ra tia tử ngoại (UVC) với bước sóng 250nm (nanometre), có thể phá hủy DNA của virus, vi khuẩn, nấm mốc và những mầm bệnh khác.

Robot diệt virus bằng tia cực tím - Ảnh 1.

Robot phát ra tia tử ngoại (UVC) có thể phá hủy DNA của virus, vi khuẩn, nấm mốc và những mầm bệnh khác - Ảnh: Bangkok Post

Cơ quan Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Thái Lan (NSTDA) vừa cho ra mắt một robot diệt virus bằng tia cực tím (UV) mang tên "Robot diệt mầm bệnh" (Germ Saber Robot). 

Robot do Trung tâm Công nghệ lưỡng dụng (NSD) của NSTDA cùng Viện Công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền của Đại học Chulalongkorn phối hợp phát triển. 

Robot có thể phát ra tia tử ngoại (UVC) với bước sóng 250nm (nanometre), làm tăng tính hiệu quả trong việc khử trùng vì tia này có thể phá hủy DNA của virus, vi khuẩn, nấm mốc và những mầm bệnh khác.

Giám đốc NSD Siwaruk Siwamongsatham cho biết robot này được điều khiển từ xa, có thể di chuyển theo mọi hướng và có thể tiêu diệt các mầm bệnh ở những nơi khó khử trùng bằng nước hoặc hóa chất như thiết bị điện tử và thiết bị y tế, đồng thời có thể tiết kiệm chi phí khử trùng và giảm việc sử dụng hóa chất. 

Công việc khử khuẩn có thể kéo dài từ 15-30 phút mỗi điểm với bán kính 1-2m. Tuy nhiên, người dân cần sơ tán khỏi những địa điểm sử dụng robot này nhằm đảm bảo không có ai bị tác động bởi tia UV tại thời điểm robot diệt khuẩn.

Ngoài robot nói trên, NSTDA cùng các đối tác cũng cho ra mắt một ứng dụng trên điện thoại di động có tên gọi DDC-Care để lần theo dấu vết những người có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, cho phép họ tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình.

Thái Lan ngày 5-4 đã công bố thêm 102 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 3 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm bệnh ở nước này lên 2.169 và tổng số ca tử vong lên 23 người.

Theo phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Bangkok, Thái Lan hiện đã tự sản xuất được các bộ kit xét nghiệm COVID-19 bằng kỹ thuật Real-time PCR theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận.

Người phát ngôn Trung tâm quản lý tình huống COVID-19, bác sĩ Taweesin Visanuyothin, cho biết lô hàng đầu tiên gồm 20.000 bộ xét nghiệm đã được bàn giao cho Chính phủ Thái Lan.

Bác sĩ Taweesin nhấn mạnh sáng chế này có thể giải quyết tình trạng thiếu hụt các bộ xét nghiệm bằng cách hạ giá thành xuống chỉ 1.500 baht (45 USD) mỗi bộ, trong khi giá thành nhập khẩu cao hơn gấp 3 lần, vào khoảng 4.500 baht mỗi bộ (135 USD). 

Đơn vị phát triển kit xét nghiệm đang đặt mục tiêu sản xuất và bàn giao 100.000 bộ xét nghiệm cho chính phủ trong vòng 6 tháng để phân phối cho 100 bệnh viện trên toàn quốc.

Chiều 3-4, robot bắt đầu khử khuẩn và lau sàn tại khu cách ly dã chiến Củ Chi

TTO - Sau gần 2 tuần phác thảo ý tưởng, thiết kế và chế tạo bản thử nghiệm, sau đó chỉnh sửa và cải tiến, sản phẩm “robot khử khuẩn phòng cách ly” đã hoàn chỉnh và bắt đầu hoạt động.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar