16/03/2024 06:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Rèn luyện 7 kỹ năng giúp trẻ biết tôn trọng, bớt la hét

Học các kỹ năng xã hội là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Kỹ năng xã hội tốt giúp trẻ tương tác tích cực với người khác, truyền đạt nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của mình một cách hiệu quả.

Mọi trẻ đều học được kỹ năng nếu cha mẹ giáo dục đúng cách - Ảnh: Parents

Mọi trẻ đều học được kỹ năng nếu cha mẹ giáo dục đúng cách - Ảnh: Parents

Các kỹ năng xã hội cần được trau dồi liên tục khi trẻ lớn lên. Những kỹ năng này sẽ tiếp tục phát triển theo độ tuổi và có thể được học hỏi, củng cố bằng nỗ lực và thực hành.

Mọi trẻ đều học được kỹ năng nếu cha mẹ giáo dục đúng cách.

Trẻ cần học cách chia sẻ

Việc sẵn sàng chia sẻ đồ ăn nhẹ hoặc đồ chơi có thể giúp ích rất nhiều trong việc giúp trẻ kết bạn và duy trì tình bạn.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý, trẻ từ 2 tuổi có thể thể hiện mong muốn chia sẻ với người khác, nhưng thường chỉ khi bé có thừa.

Không nên ép con chia sẻ, nhưng bạn có thể thường xuyên chỉ cho con thấy những hình ảnh đẹp nhờ sự chia sẻ. Khi trẻ biết chia sẻ, hãy khen ngợi trẻ và giải thích để con hiểu việc làm của mình giúp ích cho người khác ra sao, ví dụ: "Con đã biết chia sẻ cho bạn. Mẹ tin là bạn sẽ rất vui. Đây là điều tốt đẹp mà con nên làm".

Hợp tác

Hợp tác nghĩa là làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung. Những đứa trẻ biết cách hợp tác sẽ tôn trọng yêu cầu của người khác, đồng thời biết đóng góp, tham gia và giúp đỡ. Kỹ năng hợp tác tốt là điều cần thiết để hòa hợp thành công trong cộng đồng.

Hợp tác cũng dạy trẻ thái độ tích cực trước những điều không mong muốn, rằng vui mừng cho thành công của người khác không làm giảm giá trị bản thân.

Cha mẹ nên nói với trẻ về tầm quan trọng của tinh thần đồng đội và sự hợp tác, công việc tốt hơn ra sao khi mọi người cùng tham gia. Tạo cơ hội cho cả gia đình cùng làm việc, như chuẩn bị bữa ăn hoặc làm việc nhà, giúp trẻ thực hành ở môi trường gần gũi nhất.

Lắng nghe

Lắng nghe không chỉ là giữ im lặng, mà thực sự tiếp thu những gì người khác đang nói. Đây là yếu tố quan trọng trong giao tiếp lành mạnh và xây dựng sự đồng cảm. Một đứa trẻ không biết lắng nghe và hiểu những gì người khác đang nói sẽ khó thể hiện lòng trắc ẩn hay mong muốn giúp đỡ.

Phụ huynh có thể rèn kỹ năng lắng nghe ở trẻ bằng cách đọc sách cho trẻ, thỉnh thoảng dừng lại và yêu cầu trẻ kể lại những gì bạn vừa đọc. Giúp trẻ bổ sung những chi tiết còn thiếu và khuyến khích trẻ tiếp tục lắng nghe.

Đừng để trẻ ngắt lời khi người khác đang nói, hoặc cầm thiết bị công nghệ trong khi đang trò chuyện.

Làm theo chỉ dẫn

Trẻ không có kỹ năng làm theo chỉ dẫn có thể gặp nhiều rắc rối, từ việc phải làm lại bài tập về nhà đến gặp rắc rối các hành vi sai trái. Để trẻ có kỹ năng này, cha mẹ cần làm tốt việc đưa ra chỉ dẫn phù hợp.

Mỗi thời điểm chỉ nên đưa ra một yêu cầu, để trẻ hoàn thành xong rồi mới ra mệnh lệnh khác. Hãy nhớ rằng trẻ sai sót, bị phân tâm, cư xử bốc đồng và quên mất các yêu cầu là chuyện bình thường. Xem đó là cơ hội để giúp trẻ rèn kỹ năng, và khen ngợi khi trẻ làm đúng.

Tôn trọng không gian cá nhân

Hãy dạy trẻ cách tôn trọng không gian cá nhân của người khác, xây dựng các quy tắc trong gia đình như gõ cửa phòng đang đóng kín, không chạm vào người lạ. Nếu trẻ giật đồ khỏi tay người khác hoặc xô đẩy khi thiếu kiên nhẫn, hãy có những hình phạt để trẻ ngưng hành vi này.

Bạn có thể đưa ra nhiều tình huống để giúp trẻ rèn luyện cách tôn trọng các không gian cá nhân khác nhau. Khi trẻ lớn lên, cha mẹ có thể giải thích với trẻ khái niệm ranh giới, gồm đặt ra ranh giới cho bản thân và tôn trọng ranh giới của người khác.

Giao tiếp bằng mắt

Một số trẻ gặp khó khăn khi nhìn vào người mà chúng đang nói chuyện. Giao tiếp bằng mắt là kỹ năng quan trọng trẻ cần học. Với các trẻ nhút nhát, hãy nhẹ nhàng nhắc trẻ thay vì la mắng, đồng thời khen ngợi khi trẻ thực hành tốt.

Ứng xử phù hợp

Học cách nói "xin vui lòng", "cảm ơn" và cư xử tốt giúp ích rất nhiều cho trẻ. Mọi người đều tôn trọng một đứa trẻ biết cư xử đúng mực.

Với trẻ nhỏ, việc dạy kỹ năng ứng xử có thể hơi khó khăn. Đôi khi trẻ không ý thức về cách ứng xử của mình. Tuy nhiên, cha mẹ cần dạy trẻ cách lịch sự và tôn trọng, đặc biệt khi ở nhà người khác và nơi công cộng.

Cha mẹ hãy là một tấm gương tốt về cách cư xử, để trẻ học được một hình mẫu thực tế. Nhắc nhở khi trẻ quên cách cư xử và khen ngợi khi bạn thấy chúng ứng xử phù hợp.

Những hành vi ứng xử tốt mà trẻ nhỏ cần học

Biết nói "vui lòng", "cảm ơn" và "xin lỗi"

Xếp hàng chờ đến lượt mình

Biết xin phép

Không nhận xét về ngoại hình người khác

Đáp lại những lời chào

Thể hiện lòng biết ơn

Gõ cửa phòng

Giới thiệu bản thân

Không dùng ngôn ngữ thô tục

Không đặt biệt danh hay trêu chọc người khác

Giữ vệ sinh bản thân tốt

Giữ cửa cho người khác

Đề nghị giúp đỡ người khác

Sử dụng khăn ăn và dụng cụ ăn uống đúng cách

Làm theo yêu cầu mà không càu nhàu

Ứng xử phù hợp trên bàn ăn

Cha mẹ châu Âu dạy con: Nơi đông người, nói đủ nghe trong vòng 1m

Tại châu Âu, khi dạy con, các bậc cha mẹ gần như không bao giờ quát mắng trẻ, dù luôn dõi theo chúng. Khi cần nói chuyện với trẻ, họ đứng dậy, lại gần để nói âm lượng bình thường thay vì cao giọng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoa hậu H’Hen Niê và 100 bé gái khó khăn hóa thân thành nàng Lọ Lem

Lần đầu tiên các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn của Cần Thơ được khoác những bộ trang phục lộng lẫy như nàng Lọ Lem bước ra từ trong truyện cùng hoa hậu H’Hen Niê.

Hoa hậu H’Hen Niê và 100 bé gái khó khăn hóa thân thành nàng Lọ Lem

7.000 người xếp hình lá cờ Tổ quốc khổng lồ ở Hải Phòng

7.000 người dân Hải Phòng đã cùng nhau chung tay xếp hình lá cờ Tổ quốc siêu to khổng lồ tại Vinhomes Imperia Hồng Bàng.

7.000 người xếp hình lá cờ Tổ quốc khổng lồ ở Hải Phòng

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Khối trưởng bắt tay Tổng thống Nga Putin: Đây là niềm tự hào của toàn khối

Trung úy Phạm Khắc Giang, người được bắt tay Tổng thống Nga Putin trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ, chia sẻ đây là vinh dự của anh em toàn khối, những đồng đội ở nhà...

Khối trưởng bắt tay Tổng thống Nga Putin: Đây là niềm tự hào của toàn khối

Đóa Tường Vy vẫn nở trong gian khó

Tôi đã từng gặp nhiều bạn học sinh vượt khó, hiếu học, song Nguyễn Ngọc Tường Vy, cô học trò nhỏ đất võ Bình Định để lại trong tôi nhiều ấn tượng đặc biệt.

Đóa Tường Vy vẫn nở trong gian khó

Thầy thuốc trẻ mang AI đi khám bệnh tình nguyện

Hội Thầy thuốc trẻ đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào hỗ trợ khám sàng lọc, trong chuỗi hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025.

Thầy thuốc trẻ mang AI đi khám bệnh tình nguyện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar