31/08/2020 09:52 GMT+7

Rèn bản lĩnh cho nhà giáo trẻ: sinh viên nói không thích học online, giải thích thế nào

Q.LINH
Q.LINH

TTO - Giải quyết tình huống trong khuôn khổ hội thi cũng chính là lúc mỗi nhà giáo trẻ đặt mình trong tâm thế giải quyết các câu chuyện cá nhân mình hoàn toàn có thể gặp phải trong quá trình giảng dạy, công tác chuyên môn.

Rèn bản lĩnh cho nhà giáo trẻ: sinh viên nói không thích học online, giải thích thế nào - Ảnh 1.

Các đội tuyển vừa hoàn thành vòng thi bán kết cuối tuần qua sau thời gian hội thi tạm gián đoạn vì dịch COVID-19 - Ảnh: Q.L.

Cùng với các phần thi giúp kiểm tra kiến thức của thí sinh liên quan đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong hội thi Ánh sáng thời đại vừa được Thành đoàn TP.HCM tổ chức, phần hai đội thi trả lời đối kháng, tranh luận và phản biện trước một tình huống ngẫu nhiên được đặt ra không chỉ giúp kiểm tra kiến thức xã hội, khả năng cập nhật thông tin thời sự mà còn cho thấy bản lĩnh của các thầy cô giáo trẻ khi xử lý vấn đề.

Những tình huống đặt ra cần giải quyết, như sinh viên nói không thích học trực tuyến mà cần lên lớp mới có sự tương tác giữa thầy và trò, giải thích với sinh viên thế nào? Hay sinh viên chia sẻ thông tin không đúng về dịch COVID-19 trên trang cá nhân, định hướng ra sao cho bạn ấy?

Có tình huống cập nhật vấn đề thời sự nóng vừa diễn ra mới đây là việc một nữ sinh viên có thai, sinh con ngoài ý muốn và bỏ con lọt giữa khe tường hai dãy phòng trọ được người dân phát hiện và giải cứu cháu bé, giảng viên sẽ nói gì trước sinh viên và có giải pháp gì để hạn chế tình trạng này?

Và dù với áp lực thời gian rất lớn, chỉ trong chưa đầy 2 phút vừa suy nghĩ vừa trả lời song các nhà giáo trẻ đều nhanh chóng đưa ra nhiều phương án xử lý. 

Như trước việc chia sẻ thông tin không đúng của sinh viên về dịch COVID-19, đội tuyển Trường ĐH Kinh tế - luật cung cấp nhiều hướng giải quyết, trong đó có cách dùng chính trang cá nhân của giảng viên chia sẻ lại thông tin chính thức từ các nguồn tin chính thống như một cách để lan tỏa thông tin tích cực, hạn chế thông tin sai.

Cách này được TS Nguyễn Thị Thanh Kiều (nguyên phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM) - thành viên ban giám khảo - đánh giá là xác đáng, rất thực tế mà chắc chắn các thầy cô sẽ còn gặp nhiều trong tình hình dịch bệnh hiện nay. 

Hoặc đề xuất cần có hoạt động tư vấn tâm lý, xây dựng mối quan hệ chặt hơn giữa gia đình với nhà trường, chia sẻ thông tin về quy định của pháp luật liên quan hành vi vứt bỏ trẻ em... là những giải pháp được giám khảo ủng hộ khi các đội bàn hướng ứng xử với tình trạng sống thử, phá thai của nữ sinh viên.

Trưởng ban tổ chức hội thi, Ông Thị Ngọc Linh (trưởng Ban thanh niên trường học, Thành đoàn TP.HCM), cho biết mỗi tình huống được đưa vào hội thi gắn với tiêu chí gần gũi, đúng với thực tế cuộc sống đặt ra. 

6 đội tuyển vào chung kết

Các trận bán kết ngày 29-8 đã xác định 6 đội tuyển chiến thắng vào chung kết hội thi "Ánh sáng thời đại" năm 2020. Trong đó, vào chung kết bảng A (dành cho nhà giáo trẻ các quận, huyện) gồm đội tuyển hai quận: 5, Tân Bình và Đoàn Trường trung học thực hành Sài Gòn (Trường ĐH Sài Gòn).

Với bảng B dành cho nhà giáo trẻ các trường ĐH, CĐ; ĐH Quốc gia TP.HCM có hai đại diện gồm: Trường ĐH Kinh tế - luật và Trường ĐH Khoa học tự nhiên sẽ tranh tài cùng Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học TP.HCM.

​Khai cuộc “Ánh sáng thời đại” cho thầy cô giáo trẻ

TTO - Hội thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh “Ánh sáng thời đại” năm 2016 đã chính thức khởi động hôm nay 17-4.

Q.LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Nhận tin một phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo đang thiếu máu, 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động lập tức đến bệnh viện, hiến 3 đơn vị máu kịp thời giúp người bệnh qua cơn nguy kịch.

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Chương mới của non sông thì chúng ta cũng nên trở thành những người mới, và cùng đoàn kết chung lòng đưa hình ảnh của giang sơn đi lên.

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Có lẽ ai cũng từng có một giai đoạn như vậy, không hẳn là tuyệt vọng, cũng không còn nhiệt huyết. Chỉ là… mỏi. Mỏi vì công việc cứ lặp đi lặp lại.

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar