24/02/2023 11:40 GMT+7

Relationship Manager là gì? Thông tin chi tiết về công việc của RM (phần 1/2)

Relationship Manager là gì? Tại sao RM lại đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp? Công việc, yêu cầu tuyển dụng và cơ hội phát triển của RM ra sao?


Relationship Manager là gì? - Ảnh: Internet

Relationship Manager là gì? - Ảnh: Internet

Relationship Manager đóng vai trò trong việc quản lý, cải thiện mối quan hệ giữa tổ chức, doanh nghiệp với các khách hàng, đối tác. Đây được xem là vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực hiện nay. Vậy Relationship Manager là gì? Công việc cụ thể của một RM gồm những gì? Cơ hội thăng tiến và mức thu nhập cho vị trí quản lý mối quan hệ ra sao? Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây của CareerBuilder nhé!

Relationship Manager là chức vụ gì?

Relationship Manager có thể hiểu là nhà quản trị mối quan hệ hay chuyên viên quản trị quan hệ. Đây là vị trí công việc chịu trách nhiệm tương tác trực tiếp và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng phải không ngừng mở rộng mạng lưới quan hệ để xây dựng nên tệp khách hàng trung thành. Từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh cho tổ chức, doanh nghiệp trên thị trường đồng thời mang đến nhiều cơ hội phát triển hơn trong tương lai.

Các chuyên viên quản trị quan hệ sẽ vận dụng nhiều kỹ năng khác nhau như: tìm kiếm, thu thập thông tin, nghiên cứu và phân tích xu hướng thị trường cũng như nhu cầu khách hàng,... để có chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả. RM cũng xây dựng mối quan hệ với các thành viên khác trong nhóm để gia tăng sự phối hợp, làm việc cùng nhau một cách hiệu quả trong các dự án.

Relationship Manager có thể làm việc ở đâu?

Relationship Manager là vị trí quan trọng trong nhiều doanh nghiệp thuộc bất kể ngành nghề. Trong đó phổ biến nhất là các doanh nghiệp quy mô lớn thuộc lĩnh vực:

- Ngân hàng;

- Chứng khoán;

- Bảo hiểm;

- Tài chính;

-  - giải pháp doanh nghiệp;

- …

Chuyên viên quản trị quan hệ là vị trí quan trọng trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp - Ảnh: Internet

Chuyên viên quản trị quan hệ là vị trí quan trọng trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp - Ảnh: Internet

Khi làm việc tại các tập đoàn lớn với nguồn lực kinh tế mạnh, nhà quản trị mối quan hệ càng có thể phát huy hết năng lực của mình trong việc quản lý mạng lưới mối quan hệ với đối tác, khách hàng. Riêng với các công ty quy mô nhỏ, vị trí RM thường được gộp chung công việc với nhân viên kinh doanh hoặc chăm sóc khách hàng.

Phân loại lĩnh vực Relationship Manager trong doanh nghiệp

Tương tự như trong lĩnh vực thương mại, gồm 2 mảng chính là B2B (business-to-business) và B2C (business-to-customer). Trong lĩnh vực quan hệ cũng được chia làm 2 CRM (Customer Relationship Manager) và BRM (Business Relationship Manager). Vậy hai mảng này của quản trị quan hệ có gì khác nhau?

Customer Relationship Manager (CRM) – Quản lý quan hệ khách hàng

Customer Relationship Manager (CRM) - chuyên viên quản trị quan hệ khách hàng là người xây dựng, quản lý và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng. Họ cũng thực hiện nhiệm vụ phát triển các chiến lược tiếp thị, duy trì cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng. Chính vì thế, nhà quản lý quan hệ khách hàng không chỉ làm việc với cả khách hàng, đối tác mà còn phải phối hợp với bộ phận kinh doanh, tiếp thị để đưa ra chiến lược tốt nhất.

CRM làm việc với mục tiêu nâng cao và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng - Ảnh: Internet

CRM làm việc với mục tiêu nâng cao và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng - Ảnh: Internet

CRM xây dựng mối quan hệ với khách hàng dựa trên niềm tin, giá trị với mục tiêu hướng đến là tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa. Khác với bộ phận kinh doanh cũng đều là duy trì mối quan hệ với khách hàng nhưng mục tiêu sau cùng vẫn là chốt được đơn hàng, hợp đồng. Giá trị mà CRM mang lại cho doanh nghiệp không chỉ là doanh số mà hơn thế còn là uy tín, danh tiếng trong lĩnh vực cũng như tệp khách hàng thân thiết, trung thành.

Business Relationship Manager (BRM) - Quản lý quan hệ kinh doanh

Business Relationship Manager - quản trị quan hệ kinh doanh là người chịu trách nhiệm đảm bảo quy trình vận hành nội bộ doanh nghiệp. BRM sẽ có nhiệm vụ hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình cung cấp dịch vụ nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Từ đó xây dựng được uy tín, niềm tin nơi khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ.

Công việc của BRM cụ thể là:

- Theo dõi, giám sát hoạt động của bộ phận kinh doanh.

- Liên hệ, phối hợp với các phòng ban để thực hiện công việc hiệu quả.

- Quản lý ngân sách, hạn mức chi tiêu, mua hàng và chi phí phát sinh của bộ phận kinh doanh.

- Theo dõi, quản lý cách tương tác, làm việc của các bộ phận và đưa ra điều chỉnh nếu phát hiện sai phạm.

Công việc của Relationship Manager là gì?

Relationship Manager là người đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Vậy công việc cụ thể của một RM gồm những gì?

- RM không chỉ chịu trách nhiệm tương tác trực tiếp với đối tác, khách hàng mà còn duy trì, nuôi dưỡng các mối quan hệ đó.

- Tìm kiếm và xây dựng một mạng lưới quan hệ sâu rộng, hiệu quả.

- Tìm kiếm cơ hội tạo ra giá trị, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Nắm bắt nhu cầu, tâm lý khách hàng để đề xuất các chiến dịch chăm sóc khách hàng phù hợp cho từng đối tượng.

RM phải là người nắm bắt tâm lý, nhu cầu của khách hàng để mang đến trải nghiệm cá nhân hóa tối ưu - Ảnh: Internet

RM phải là người nắm bắt tâm lý, nhu cầu của khách hàng để mang đến trải nghiệm cá nhân hóa tối ưu - Ảnh: Internet

- Chịu trách nhiệm giải đáp thắc mắc, xử lý các khiếu nại của khách hàng một cách thông minh, kịp thời, tránh gây ra khủng hoảng truyền thông.

- Đề xuất, cải tiến quy trình dịch vụ - bán hàng chất lượng cao, mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất đồng thời mang đến doanh thu cho công ty.

- Các nhà quản lý quan hệ cũng làm việc với các bộ phận khác trong công ty như tiếp thị hoặc bán hàng đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tối ưu, nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Thường xuyên theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường và các tin tức trong ngành.

(Còn tiếp)

Những năng lực của nhà quản lý tương lai

Nắm bắt xu thế và những năng lực cần thiết cho tương lai sẽ giúp những nấc thang sự nghiệp trở nên rõ ràng hơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Không cá nhân, tổ chức nào bao đậu, bao đi làm việc nước ngoài nhanh'

Đó là khẳng định của ông Đặng Huy Hồng - giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) - trong kỳ thi tiếng Hàn thuộc chương trình EPS lớn nhất trong năm 2025.

'Không cá nhân, tổ chức nào bao đậu, bao đi làm việc nước ngoài nhanh'

Đầy kinh nghiệm hoạt động vẫn trầy trật tìm việc làm

Không ít bạn trẻ ứng tuyển với bản CV dày đặc kinh nghiệm hoạt động từ làm dự án cho đến câu lạc bộ, song nhà tuyển dụng vẫn lắc đầu.

Đầy kinh nghiệm hoạt động vẫn trầy trật tìm việc làm

Hàn Quốc nới lỏng visa lao động, tăng cơ hội xuất khẩu lao động trẻ

Hàn Quốc sẽ nới lỏng điều kiện cấp visa chuyên biệt trong hai năm 2025 và 2026, đồng thời mở rộng khu vực.

Hàn Quốc nới lỏng visa lao động, tăng cơ hội xuất khẩu lao động trẻ

Vietnam Excellence 2025 vinh danh Viettel Group và những thương hiệu thu hút nhân tài

Chứng nhận Vietnam Excellence 2025 vừa công bố một loạt tên lãnh đạo, doanh nghiệp điển hình xuất sắc.

Vietnam Excellence 2025 vinh danh Viettel Group và những thương hiệu thu hút nhân tài

Lương 20 triệu cho người vừa ra trường được không?

Ngày hội tuyển dụng, việc làm 2025 do Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên (Thành Đoàn TP.HCM) tổ chức hôm 18-4 tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.

Lương 20 triệu cho người vừa ra trường được không?

Các nhà bán lẻ, chuỗi cửa hàng 'săn' nhân sự dịp 30-4 và mùa hè

Các doanh nghiệp bán lẻ, chuỗi cửa hàng tiện lợi, trung tâm mua sắm lớn ở Hà Nội đang tăng tuyển dụng nhân sự, trong đó có nhiều vị trí làm bán thời gian cho sinh viên.

Các nhà bán lẻ, chuỗi cửa hàng 'săn' nhân sự dịp 30-4 và mùa hè
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar