01/08/2017 22:11 GMT+7

​Réhahn mang Di sản vô giá đến Hà Nội

ĐỨC TRIẾT - V.V.TUÂN
ĐỨC TRIẾT - V.V.TUÂN

TTO - Triển lãm Di sản vô giá giới thiệu đến công chúng 35 bức ảnh của nhiếp ảnh gia Réhahn, tái hiện sinh động cuộc sống của các dân tộc ở VN.

Nhiều du khách nước ngoài đến với triển lãm - Ảnh Đức Triết

Qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp, các bức chân dung nổi tiếng được Réhahn thực hiện luôn ánh lên vẻ đẹp hồn hậu, tự nhiên, ngời sáng trong những bộ trang phục truyền thống mang đậm sắc màu của từng dân tộc, khiến người xem thích thú.

PGS.TS Võ Quang Trọng, giám đốc bảo tàng dân tộc học VN

Chiều 1-8, tại Hà Nội, bảo tàng dân tộc học VN khai mạc trưng bày bộ sưu tập ảnh nghệ thuật Di sản vô giá của nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 1-10.

Trong cuộc giao lưu với báo chí trước giờ khai mạc triển lãm, Réhahn bày tỏ mong ước triển lãm sẽ góp phần thúc đẩy văn hóa các dân tộc VN vươn ra xa, bởi đó là cách hiệu quả nhất để bảo tồn văn hóa các dân tộc.  

Anh cũng chia sẻ đến giờ, anh đã “làm thân” với 48 dân tộc sinh sống trên khắp đất nước Việt Nam và thực hiện được cả kho ảnh khổng lồ (theo anh có lẽ giờ đã lên đến cả trăm ngàn tác phẩm).

Với anh, mỗi chuyến đi trước tiên là để khám phá và được hòa mình vào không gian văn hóa của các dân tộc, sau đó mới đến việc chụp hình.

Vì vậy, Réhahn không ngần ngại ngồi đất nói chuyện với bà con hay châm tẩu thuốc cùng người Stiêng, Bana, Brâu, Tà ôi, Vân Kiều...

Hay như, để gặp gỡ được người dân tộc Rơmăm ở Sa Thầy, Kontum, Tây Nguyên, anh kiên trì đợi suốt 3 năm.

Đặc biệt, Réhahn từng dành 3 ngày để trò chuyện, kết thân với gia đình An Phước, khám phá cô bé A Phước ấy mang hai dòng máu Pháp - Việt có đôi mắt xanh to tròn rồi mới nâng ống kính...

6 năm với bao cuộc hành trình, giờ đây những tác phẩm của Réhahn không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được tạp chí quốc tế sử dụng.

Gần đây nhất là tác phẩm An Phước, cô bé với đôi mắt xanh đã được được tờ Globe - Trotters của Pháp chọn làm trang bìa.

Réhahn chia sẻ với công chúng những câu chuyện đằng sau mỗi bức ảnh - Ảnh: V.V.TUÂN

Réhahn chia sẻ: “Hoàn thành mỗi tác phẩm, niềm vui lớn nhất của tôi là thỏa mãn được sự tò mò trước kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam đầy quyến rũ và bí ẩn nhưng cũng đang dần bị mai một. Vì vậy, tôi không muốn mình chỉ là nhiếp ảnh gia mà còn muốn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đó.

Đến bản làng, tôi khuyến khích bà con mặc trang phục truyền thống, tạo cho họ niềm tự hào về những di sản, phong tục tập quán của cộng đồng. Khi thực hiện tác phẩm, tôi kể lại những dấu ấn văn hóa tôi được trải nghiệm".

Tôi mong muốn các tổ chức văn hóa cũng như các bảo tàng ở Việt Nam quan tâm những câu chuyện này, có thể tổ chức lễ hội carnival hội đủ 54 dân tộc Việt Nam ở Hội An thì thật thú vị và chắc chắn sẽ thu hút du khách quốc tế đến với Việt Nam đông đảo hơn.
Réhahn bày tỏ

Đến với triển lãm của Réhahn, ông Bliếc, người dân tộc Kơtu kể ông từng chứng kiến Réhahn mất 2 ngày mới chụp được 1 tấm hình. Thậm chí có lần Réhahn suýt bỏ mạng khi gặp tai nạn khi phóng xe máy tìm đến người Kơtu bên Lào.

“Với những người Kơtu chúng tôi, Réhahn gieo nguồn cảm hứng cho người Kơtu phục hồi những di sản văn hóa để phát triển du lịch. Và mỗi tác phẩm của anh luôn là những lao động cực nhọc thấm bao ký ức người dân Kơtu”, ông Bliếc nói.

ĐỨC TRIẾT - V.V.TUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar