01/06/2017 11:00 GMT+7

​Rau quả tươi Việt Nam vẫn khó tiếp cận thị trường Nhật

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Mặc dù Nhật Bản là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 5 của Việt Nam, nhưng tới nay mới chỉ có 3 loại quả tươi của Việt Nam là chuối, thanh long và xoài có mặt tại đất nước này.

Xuất khẩu quả tươi sang Nhật Bản: Còn nhiều khó khăn

Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, xuất khẩu nông sản, thủy sản của Việt Nam sang Nhật năm 2016 đạt 1,46 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2015. Trong đó, thủy sản tăng 6,2%, đạt 1,1 tỷ USD; rau quả tăng 1,5%, đạt 75,1 triệu USD; cà phê tăng 19,7%, đạt 202,9 triệu USD…

Nhật là thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản đứng thứ 5 của Việt Nam (chiếm 6,6% kim ngạch xuất khẩu), trong đó là thị trường đứng thứ 2 về rau quả, đứng thứ 3 về thủy sản. Đây cũng là thị trường tiềm năng cho một số mặt hàng nông sản khác như điều, chè… nếu hàng hóa xuất khẩu bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật.

Đặc biệt, việc thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, mà các sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan nhiều nhất từ VJEPA chính là các sản phẩm nông, thủy sản.

Tuy nhiên, Nhật Bản lại là thị trường yêu cầu cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đặt nhiều biện pháp cũng như hàng rào kỹ thuật đối với nông sản nhập khẩu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật hầu như tương đương, thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thường. Điều quan trọng là các tiêu chuẩn chất lượng này được áp dụng phù hợp với nguyên tắc của WTO, tức là không mang tính phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và nhập khẩu.

“Việc đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Nhật là yêu cầu bắt buộc với mọi nhà nhập khẩu. Hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng phải đáp ứng được nếu muốn thâm nhập vào thị trường này”, ông Khánh nhấn mạnh.

Các mặt hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật phải chịu sự điều chỉnh về thuế nhập khẩu và các biện pháp vệ sinh kiểm dịch.

Đối với các mặt hàng rau quả đông lạnh, việc nhập khẩu chỉ cần có chứng nhận vệ sinh kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền phía Việt Nam và chịu sự kiểm tra lấy mẫu ngẫu nhiên của cơ quan kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật, nên việc nhập khẩu không gặp khó khăn.

Trong khi đó, các mặt hàng rau quả tươi hầu như chưa thể thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản do nước này có những quy định rất chặt chẽ đối với nhập khẩu rau quả tươi với lý do “lo ngại sự lây lan dịch bệnh và sâu hại từ nước xuất khẩu”.

Hiện nay, Nhật chỉ cho phép nhập khẩu một số loại quả tươi có hạt của Việt Nam là chuối, xoài và thanh long (ruột trắng, ruột đỏ) do đã đáp ứng được các yêu cầu trong Luật Kiểm dịch thực vật của Nhật.

“Đây chính là nỗ lực của Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT trong việc thúc đẩy tháo gỡ rào cản kỹ thuật về kiểm dịch đối với 3 loại trái cây này. Còn việc cho phép nhập khẩu các loại quả tươi khác vào Nhật Bản chỉ được Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp nước này xem xét đối với từng trường hợp, trên cơ sở đề nghị của phía nước ngoài thông qua một quy trình, thủ tục gồm nhiều bước, trong đó có cả việc sang kiểm tra, đánh giá tại nước xuất khẩu”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết.

Phải xử lý được các vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật

Để khuyến khích thương mại, Chính phủ Nhật Bản vẫn đang hợp tác với Chính phủ Việt Nam nhằm nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa xuất khẩu với các yêu cầu của phía nước bạn.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng việc triển khai cơ chế thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN đang là xu hướng chung trong các đàm phán FTA hiện nay, góp phần giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian xin cấp C/O, tạo thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa, không riêng gì mặt hàng rau quả.

Bộ Công Thương cũng đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thông qua việc triển khai cấp giấy chứng nhận hàng hóa qua internet, nhằm tạo thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Sơn, Phó Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế và kinh tế, tác động của việc cắt giảm thuế quan từ các hiệp định chỉ ở mức độ nhất định, trong khi những rào cản kỹ thuật đặt ra đang khiến cho hàng hóa xuất khẩu gặp khó khăn. Do đó, để giải quyết bài toán tiếp cận thị trường Nhật Bản, cần phải xử lý được các vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đặc biệt, nếu doanh nghiệp Việt Nam không sớm xử lý dứt điểm tình trạng nông, thủy sản xuất khẩu vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật và xử lý nhanh việc kiểm dịch động, thực vật với nhiều loại trái cây tươi, thịt gia súc, gia cầm… thì những ưu đãi từ các FTA sẽ không tận dụng được.

Việt Nam đã mất 8 năm đàm phán để đưa được thanh long vào Nhật Bản và mất thêm 5 năm để đưa quả xoài đến “xứ sở Mặt trời mọc”. Chính vì thế mà các chuyên gia đều xem thị trường Nhật là “bài kiểm tra nghiêm khắc” cho chất lượng rau quả Việt Nam.

Khi nào chúng ta vượt qua được “bài kiểm tra nghiêm khắc” một cách nhẹ nhàng và dễ dàng thì khi đó xuất khẩu nông sản nói chung và rau quả nói riêng sẽ thực sự cất cánh.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Scavi đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024

Là nhà tài trợ trang phục áo tắm của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Scavi không chỉ đồng hành cùng hành trình tôn vinh "dáng sen Việt" mà còn góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt hiện đại - dịu dàng, thanh thoát nhưng vẫn tự tin và cuốn hút.

Scavi đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024

Điểm tin 18h: Hai trận động đất trong sáng nay; Truy nguồn gốc thuốc giả NEXIUM

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 23-5-2025.

Điểm tin 18h: Hai trận động đất trong sáng nay; Truy nguồn gốc thuốc giả NEXIUM

Hàn Quốc: Gần 400.000 thuê bao rời nhà mạng SK sau sự cố rò rỉ dữ liệu

Chỉ trong vòng một tháng, gần 400.000 người dùng đã rời bỏ nhà mạng SK Telecom lớn nhất nước này để chuyển sang các mạng đối thủ như KT và LG U+.

Hàn Quốc: Gần 400.000 thuê bao rời nhà mạng SK sau sự cố rò rỉ dữ liệu

Tokyo miễn phí tiền nước sinh hoạt để hỗ trợ người dân chống nóng

Thống đốc Tokyo Yuriko Koike nêu rõ phí nước cơ bản sẽ được miễn trong 4 tháng và dự báo các hộ gia đình sẽ tiết kiệm được trung bình 5.000 yên (khoảng 35 USD).

Tokyo miễn phí tiền nước sinh hoạt để hỗ trợ người dân chống nóng

Italy siết chặt quyền xin quốc tịch diện huyết thống

Quốc hội Italy vừa phê chuẩn luật quốc tịch sửa đổi, siết chặt quyền xin quốc tịch theo diện huyết thống (jus sanguinis).

Italy siết chặt quyền xin quốc tịch diện huyết thống

Hành trình cùng Viettourist khám phá Lào, Campuchia và Thái Lan

Trong 8 ngày 7 đêm, bạn sẽ bước qua ba quốc gia với cảnh sắc thiên nhiên choáng ngợp và chiều sâu văn hóa chạm đến tâm hồn, từ dòng Mekong cuộn chảy đến những mái chùa phát sáng kỳ ảo.

Hành trình cùng Viettourist khám phá Lào, Campuchia và Thái Lan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar