13/11/2011 16:44 GMT+7

Rap: nhập gia phải tùy tục?

THÀNH TRUNG
THÀNH TRUNG

TTO - "Rap nước ngoài chửi gì mặc kệ vì đó là văn hóa của người ta. Nhưng đến Việt Nam thì rap tuyệt đối không được như vậy. Chúng sẽ bị đào thải, thậm chí bị lên án vì đang xúc phạm đến cả nền văn hóa!" - không hẹn mà gặp, ý kiến này của bạn đọc Đức Khang về bài rap "Rắc rối" của rapper Karik đã "đồng thanh tương ứng" với một số bạn đọc.

Bạn có ủng hộ quan điểm trên? Khi không thô tục thì rap có còn là rap? Rap "nhập gia tùy tục" thì đòi hỏi người sáng tác cần có bản lĩnh nghề nghiệp thế nào?

Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi các ý kiến và chia sẻ quan điểm.

Phóng to

Hình ảnh trong clip Rắc rối nhằm châm biếm những nhân vật trong giới giải trí chụp ảnh bán nude làm xôn xao dư luận - Ảnh chụp từ clip

Video Rắc rối - Nguồn: YouTube

Ngôn ngữ thật hay ngôn ngữ tục?

Để góp ý các vấn đề của xã hội qua một bài rap, ca khúc, ta hoàn toàn có thể dùng những ngôn ngữ thẳng thắn mà vẫn thể hiện sự tôn trọng đối tượng mà ta góp ý. Chứ ta góp ý người khác làm gì để rồi chính bài rap của ta lại có đủ thứ vấn đề làm người nghe phải xem xét, ví dụ như ngôn ngữ, đạo đức?

Mong các rapper và những bạn nào đang đồng tình ủng hộ bài rap này hãy suy nghĩ điều tôi nói.

Hãy loại rap thô tục ra khỏi văn hóa Việt

Tôi thật sự rất bất ngờ, ngỡ ngàng khi nhiều bạn trẻ vin vào "thô tục là bản chất của rap" để bảo vệ, ủng hộ, chấp nhận bài Rắc rối. Thật lạ lùng! Thứ nhất, thô tục không phải là bản chất của rap. Có những bài rap nghe rất sâu lắng, cảm động, nhẹ nhàng. Nếu có thô tục đi nữa cũng là chút sôi động mà thôi. Nhiều người đưa ngôn ngữ thô tục vào rap, mở ra một nhánh khác của rap, tôi tạm gọi là "rap thô tục" vậy. Và họ cho rằng thô tục là bản chất của rap, có đánh tráo khái niệm quá không nhỉ?

Thứ hai, nếu thật sự bản chất của rap là thô tục thì hãy loại rap ra khỏi văn hóa Việt Nam. Đất nước ta, văn hóa của người Việt Nam không chấp nhận những loại văn hóa phẩm thô tục, không chấp nhận ngôn ngữ chợ búa được ủng hộ, tung hô. Đọc những comments (bình luận) ủng hộ mà tôi buồn không tả nổi. Lẽ nào chúng ta ruồng rẫy những giá trị văn hóa dân tộc một cách lạnh lùng, và rồi thản nhiên đón nhận thứ văn hóa này sao?

Phóng to

Hình ảnh trong clip Rắc rối - Ảnh chụp từ clip

Mù quáng khi tiếp thu văn hóa bạn

Karik không dùng âm nhạc nhục mạ người khác

Công nhận bài rap có phần tục nhưng đó là bản chất của rap. Nguồn gốc của nhạc rap xuất phát từ dân đường phố nên nó cần dùng đúng ngôn ngữ của nó.

Bài rap của Karik phản ánh đúng thực tại, dùng những lời lẽ chân thực chứ không màu mè hoa mỹ, không nhảm nhí như nhạc trẻ Việt hiện tại. Karik cũng chẳng mượn âm nhạc để nhục mạ người khác, bởi vì có những ca sĩ tự đưa hình sex của mình lên mạng để lăng xê tên tuổi mới đáng xấu hổ.

Từ bao giờ người ta mang những điều thô tục vào âm nhạc thế không biết? Không thể nào, chúng ta không thể vin vào lý do "rap nước ngoài như thế này còn chưa ăn nhằm gì" hay "ông hoàng nhạc rap cũng còn vậy nữa mà" để biện minh cho việc tự nhiên hóa, bình thường hóa ngôn ngữ thô tục, chợ búa vào rap, vào âm nhạc!

Ông hoàng nhạc rap cũng được, rap nước ngoài thế này thế kia cũng được, ca khúc "hot" nhất thế giới có ngôn ngữ thô tục cũng được, mặc kệ họ, chúng ta phải xét vấn đề trên quan điểm đúng - sai chứ không phải ai sao thì chúng ta theo y như vậy, bất kể đúng hay sai. Như vậy là sính ngoại, là tiếp thu văn hóa nước bạn một cách mù quáng.

Cá nhân tôi xem bài rap này là một sự thách thức dư luận bởi lời lẽ, ngôn ngữ của nó là tuyệt đối không thể chấp nhận được.

Chuyện clip của Rắc rối nói lên sự thật, tôi hoàn toàn đồng ý vì đấy là tự do ngôn luận. Nhưng phải nói như thế nào cho có văn hóa, cho giữ được sự tôn trọng người khác và để cho người nghe tôn trọng chính mình.

Nói thật là cái hay, nhưng nói thật mà không xúc phạm, không làm người khác phiền lòng là đạo đức. Nếu có một cuộc bình chọn về ủng hộ hay phản đối Rắc rối như TTO từng làm với những ngôi sao khoe thân, tôi không mong lượng ủng hộ sẽ áp đảo vì điều đó đồng nghĩa với cảm quan âm nhạc của các bạn trẻ thật sự đang suy đồi quá đỗi.

So sánh người với động vật thì có gì thô tục?

Tôi nghĩ vấn đề bài hát đề cập tới là rất sáng tạo và dũng cảm, dám đánh mạnh vào những ca sĩ, những người nổi (tai) tiếng mà báo chí từng đề cập. Đó cũng là lời thức tỉnh cho một bộ phận người nổi (tai) tiếng như hiện nay.

Còn vấn đề ngôn từ, thật sự tôi cảm thấy nó rất bình thường, hoàn toàn không có câu chửi tục nào, nếu có thì đã được tiếng bíp thay thế rồi. Còn việc lời bài rap so sánh người khác (những con người bị số đông lên án nhưng vẫn trơ ra) bằng hình ảnh của động vật thì cho là thô tục à? Thế thì xin những bạn nào nghĩ vậy làm ơn nhớ lại cái cách một vị tiến sĩ đứng trên bục giảng và tán thành việc chửi thề để xem cái nào thô tục hơn?

THÀNH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

G-Dragon bất ngờ hoãn concert khiến fan Việt hoang mang

Sự kiện hoãn concert của G-Dragon tại Bangkok khiến cộng đồng fan châu Á không khỏi bất ngờ, đặc biệt là các fan Việt - những người đang nóng lòng trước tin đồn nam ca sĩ sẽ mang world tour Übermensch đến Hà Nội vào tháng 11.

G-Dragon bất ngờ hoãn concert khiến fan Việt hoang mang

Karina Aespa bị chỉ trích vì 'thảm họa hát nhép' lộ liễu tại Waterbomb

Màn trình diễn solo của Karina - thành viên nhóm nhạc nữ đình đám Hàn Quốc Aespa - tại đại nhạc hội Waterbomb 2025 trở thành 'thảm họa'.

Karina Aespa bị chỉ trích vì 'thảm họa hát nhép' lộ liễu tại Waterbomb

Hòa nhạc mùa hè: Lý ngựa ô, Phượng hồng, Hạ trắng trở lại với những tuyệt phẩm thế giới

Giao hưởng thính phòng nhưng không nặng nề, hàn lâm, Hòa nhạc mùa hè 2025 mang đến những bản hit bất hủ của thế giới và của Việt Nam trở lại.

Hòa nhạc mùa hè: Lý ngựa ô, Phượng hồng, Hạ trắng trở lại với những tuyệt phẩm thế giới

Jump trong concert của BlackPink chia rẽ người hâm mộ: Nghe như nhạc khuyến mãi ở siêu thị ấy

Ca khúc đánh dấu sự trở lại của BlackPink nhiều năm vắng bóng không được dân Hàn yêu thích nhưng lại 'gây bão' với fan quốc tế.

Jump trong concert của BlackPink chia rẽ người hâm mộ: Nghe như nhạc khuyến mãi ở siêu thị ấy

John Williams: thiên tài hay nỗ lực?

Theo lời kể của đạo diễn Steven Spielberg, John Williams vừa chơi được chưa đầy 5 nốt nhạc chủ đề phim, thì vợ của Spielberg đã khóc, thêm chưa đến 10 nốt nữa thì Spielberg nhòa lệ, và rồi John Williams cũng rơi nước mắt.

John Williams: thiên tài hay nỗ lực?

Phương Mỹ Chi đến Sing! Asia: ‘Hành trang lớn nhất là tình yêu nước’

Phương Mỹ Chi nói ‘hành trang lớn nhất mà Chi mang theo khi tham gia Sing! Asia 2025 là tình yêu nước và sự ủng hộ của người dân, khán giả Việt Nam'.

Phương Mỹ Chi đến Sing! Asia: ‘Hành trang lớn nhất là tình yêu nước’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar