30/06/2024 21:14 GMT+7

Rầm rộ trả mặt bằng: Quán xá thành nơi vẽ bậy, chốn xe ôm trú chân

Doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, làn sóng trả mặt bằng chưa dứt ở TP.HCM. Nhiều mặt bằng đất vàng giờ là nơi trú chân của giới xe ôm công nghệ, tệ hơn là nơi vẽ bậy, tập trung của rác quảng cáo.

Hai tài xế xe ôm công nghệ và giao hàng công nghệ tranh thủ nghỉ ngơi trước mái hiên của một mặt bằng trên đường Lê Văn Sỹ. Nơi đây từng là nơi mua sắm sầm suất, tập trung rất nhiều thương hiệu thời trang hàng hiệu - Ảnh: NGỌC HIỂN

Hai tài xế xe ôm công nghệ và giao hàng công nghệ tranh thủ nghỉ ngơi trước mái hiên của một mặt bằng trên đường Lê Văn Sỹ. Nơi đây từng là nơi mua sắm sầm suất, tập trung rất nhiều thương hiệu thời trang hàng hiệu - Ảnh: NGỌC HIỂN

Những con đường chuyên kinh doanh tại TP.HCM tiếp tục rơi vào cảnh ế ẩm khi nhiều chủ cửa hàng cứ lần lượt bỏ đi, để lại mặt bằng với chằng chịt những tờ quảng cáo cho thuê mặt bằng xanh đỏ dán khắp mặt tiền.

Trả mặt bằng, co cụm kinh doanh

Con đường thời trang Lê Văn Sỹ (quận 3 và quận Phú Nhuận) có hàng trăm thương hiệu thời trang lớn nhỏ có mặt, xen lẫn giữa những cửa hàng mở cửa là loạt các cửa hàng cửa đóng then cài, chuyển địa điểm hoặc đóng cửa, ngưng kinh doanh.

Có những cửa hàng treo biển "xả hàng, trả mặt bằng" để vớt vát trước khi đóng cửa. Thậm chí, có những đoạn đường đến 3-4 cửa hàng liên tiếp đều đồng loạt trả mặt bằng hay có những góc đường cả dãy mặt bằng lớn đều rời bỏ thị trường.

Khảo sát của Tuổi Trẻ Online cho thấy hiện có hơn 20 mặt bằng đang treo biển cho thuê mặt bằng trên con đường này.

Ông Nguyễn Văn Thuận (chủ một cửa hàng thời trang tại đường Lê Văn Sỹ) cho biết mở cửa hàng thời trang vào năm 2019, gắng cầm cự qua giai đoạn dịch nhưng đến năm 2023 và đầu năm nay sức mua giảm sâu khiến doanh thu không bù đủ chi phí mặt bằng và nhân viên.

Do đó, ông Thuận buộc phải tạm ngưng kinh doanh, trả lại mặt bằng để chờ giai đoạn kinh tế tốt hơn sẽ mở lại cửa hàng mới.

Tương tự, tại đường Nguyễn Trãi và đường Hai Bà Trưng ở trung tâm TP, rất nhiều cửa hàng đã treo biển cho thuê mặt bằng dù trước đó là những tiệm kinh doanh thời trang, mỹ phẩm hay những cửa hàng ăn uống.

Trong khi đó, hơn 10 mặt bằng tại "con đường vàng" Lê Lợi (quận 1) đến nay vẫn còn bỏ trống và trở thành nơi để giới xe ôm công nghệ nghỉ ngơi đón khách hay là không gian để người dân vẽ bậy.

Những cửa hiệu liên tiếp trên đường Lê Lợi (quận 1) trở thành nơi vẽ bậy khi nhiều năm qua vẫn còn để trống - Ảnh: NGỌC HIỂN

Những cửa hiệu liên tiếp trên đường Lê Lợi (quận 1) trở thành nơi vẽ bậy khi nhiều năm qua vẫn còn để trống - Ảnh: NGỌC HIỂN

Nhiều ngành suy giảm kinh doanh

Ông Nguyễn Phước Hưng - phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) - cho biết do gặp nhiều khó khăn, một số thương hiệu bán lẻ lớn như Thế giới di động, FPT... đã buộc phải đóng cửa hàng loạt cửa hàng, cửa hiệu và các hàng quán buôn bán ế ẩm đã dẫn đến tình trạng trả mặt bằng phổ biến trên nhiều tuyến đường, khu thương mại sầm uất trước đây.

Phía trước một mặt bằng trên đường Hai Bà Trưng giờ là nơi mưu sinh của những người bán hàng rong hè phố - Ảnh: NGỌC HIỂN

Phía trước một mặt bằng trên đường Hai Bà Trưng giờ là nơi mưu sinh của những người bán hàng rong hè phố - Ảnh: NGỌC HIỂN

Theo HUBA, sự gia tăng đáng kể hàng hóa tiêu dùng giá rẻ từ Trung Quốc đã tạo áp lực đáng kể cho doanh nghiệp Việt.

Không những thế, trào lưu quảng cáo bán hàng trực tuyến (livestream) không kiểm soát hiện nay được cho là đang đe dọa và bóp nghẹt không gian sinh tồn của các nhà sản xuất nhỏ lẻ, làm phá vỡ tiêu chuẩn giá cả truyền thống, khó đảm bảo chất lượng và phổ biến tình trạng không nộp thuế...

HUBA cho rằng lĩnh vực thương mại, bán lẻ ghi nhận sức mua suy giảm đáng kể, có một số ngành hàng giảm tới 50-60% và dự báo tiếp tục giảm 10% trong các tháng tới.

Một căn nhà có diện tích lớn từng là nơi có các dịch vụ giải trí của giới trẻ TP.HCM giờ chỉ là mặt bằng để trống với rất nhiều biển cho thuê nhà - Ảnh: NGỌC HIỂN

Một căn nhà có diện tích lớn từng là nơi có các dịch vụ giải trí của giới trẻ TP.HCM giờ chỉ là mặt bằng để trống với rất nhiều biển cho thuê nhà - Ảnh: NGỌC HIỂN

Một siêu thị nằm góc đường đã đóng cửa khiến cho mái hiên và khoảng vỉa hè xung quanh mặt bằng này trở thành nơi người mua bán ve chai tập trung hàng và giới xe ôm công nghệ nghỉ trưa chờ khách - Ảnh: NGỌC HIỂN

Một siêu thị nằm góc đường đã đóng cửa khiến cho mái hiên và khoảng vỉa hè xung quanh mặt bằng này trở thành nơi người mua bán ve chai tập trung hàng và giới xe ôm công nghệ nghỉ trưa chờ khách - Ảnh: NGỌC HIỂN

Những mặt tiền của các mặt bằng nham nhở xuất hiện nhiều trên những con đường trung tâm TP - Ảnh: NGỌC HIỂN

Những mặt tiền của các mặt bằng nham nhở xuất hiện nhiều trên những con đường trung tâm TP - Ảnh: NGỌC HIỂN

Một cửa hàng thời trang treo biển trả mặt bằng, giảm giá các sản phẩm đến hết ngày 30-6 - Ảnh: NGỌC HIỂN

Một cửa hàng thời trang treo biển trả mặt bằng, giảm giá các sản phẩm đến hết ngày 30-6 - Ảnh: NGỌC HIỂN

Bên trong một tiệm karaoke giờ ngổn ngang những chiếc ghế sofa sang trọng đã bạc màu và phủ bụi thời gian - Ảnh: NGỌC HIỂN

Bên trong một tiệm karaoke giờ ngổn ngang những chiếc ghế sofa sang trọng đã bạc màu và phủ bụi thời gian - Ảnh: NGỌC HIỂN

Trên con đường thời trang Nguyễn Trãi, có rất nhiều cửa hàng đã đóng cửa và chi chít những mẩu quảng cáo bán, cho thuê mặt bằng - Ảnh: NGỌC HIỂN

Trên con đường thời trang Nguyễn Trãi, có rất nhiều cửa hàng đã đóng cửa và chi chít những mẩu quảng cáo bán, cho thuê mặt bằng - Ảnh: NGỌC HIỂN

Một người đàn ông gom phế liệu từ một mặt bằng đang sửa chữa trên đường Nguyễn Trãi - Ảnh: NGỌC HIỂN

Một người đàn ông gom phế liệu từ một mặt bằng đang sửa chữa trên đường Nguyễn Trãi - Ảnh: NGỌC HIỂN

Một mặt bằng trở thành tâm điểm của quảng cáo, vẽ bậy đã nhiều năm tại quận 1 - Ảnh: NGỌC HIỂN

Một mặt bằng trở thành tâm điểm của quảng cáo, vẽ bậy đã nhiều năm tại quận 1 - Ảnh: NGỌC HIỂN

Bên cạnh những cửa hàng đóng cửa, không ít hàng quán mới cũng sửa sang để gia nhập thương trường đầy gian khó - Ảnh: NGỌC HIỂN

Bên cạnh những cửa hàng đóng cửa, không ít hàng quán mới cũng sửa sang để gia nhập thương trường đầy gian khó - Ảnh: NGỌC HIỂN

'Liều thuốc' mạnh hỗ trợ doanh nghiệp

Cần nhiều chính sách hỗ trợ mạnh hơn cho doanh nghiệp như giảm 5% thuế VAT, kéo dài thời gian giãn, hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, tiền thuê đất đến hết năm 2025, tập trung gỡ vướng thủ tục, tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cho thuê lưu trú ngắn hạn trong chung cư: Sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định

Liên quan đến đề xuất quản lý hoạt động kinh doanh lưu trú ngắn ngày trong chung cư, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết sẽ nghiên cứu, rà soát để báo cáo cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.

Cho thuê lưu trú ngắn hạn trong chung cư: Sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Giá vàng thế giới lao dốc mạnh

Lúc 20h30 hôm nay, 16-5, giá vàng thế giới đã bốc hơi đến 62,8 USD/ounce, quy đổi chỉ tương đương khoảng 100 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới lao dốc mạnh

Giá cà phê thế giới biến động trái chiều, tại Việt Nam giá ra sao?

Giá cà phê giao dịch trên sàn thế giới có những biến động trái chiều khi giá Robusta giảm thêm, còn cà phê Arabica lại tăng.

Giá cà phê thế giới biến động trái chiều, tại Việt Nam giá ra sao?

Phát triển kinh tế tư nhân: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được miễn thuế thu nhập 3 năm

Dự kiến sẽ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Phát triển kinh tế tư nhân: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được miễn thuế thu nhập 3 năm

Mỏ Đại Hùng: Từ dự án chuyển giao 1 USD đến khả năng làm chủ biển sâu của người Việt

Có thời điểm tưởng chừng phải dừng khai thác, nhưng hơn hai thập kỷ, dự án mỏ Đại Hùng pha 3 đã trở thành công trình biểu tượng ngành dầu khí.

Mỏ Đại Hùng: Từ dự án chuyển giao 1 USD đến khả năng làm chủ biển sâu của người Việt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar