22/07/2016 18:53 GMT+7

Ra mắt sách Thể thao và báo chí Sài Gòn trước 1945

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Những câu chuyện về Sài Gòn xưa và nay một lần nữa được các bạn đọc trao đổi sôi nổi tại Đường sách TP.HCM vào sáng 22-7 nhân dịp ra mắt cuốn Sài Gòn - Chợ Lớn Thể thao và báo chí trước 1945.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp (bìa phải) cùng TS Nguyễn Thị Hậu và ông Tim Doling tại buổi giao lưu. Ảnh: L.Điền

Vừa về Việt Nam từ Úc, tác giả Nguyễn Đức Hiệp cùng hai người bạn là TS Nguyễn Thị Hậu và ông Tim Doling vừa giới thiệu loạt sách viết về Sài Gòn - Chợ Lớn, vừa chia sẻ những quan niệm về bảo tồn di sản đô thị.

Sài Gòn - Chợ Lớn Thể thao và báo chí trước 1945 là quyển sách thứ ba sau hai quyển Sài Gòn - Chợ Lớn qua những tư liệu quý trước 1945 Sài Gòn - Chợ Lớn ký ức đô thị và con người, đều do NXB Văn hóa Văn nghệ ấn hành từ đầu năm 2016.

Thật thú vị khi tiếp cận những trang sách của nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp, không chỉ có ngồn ngộn tư liệu, mà độ khả tín được diễn đạt bằng cách hành văn mềm mại dễ chịu khiến nhiều người dự giao lưu sực nghĩ rằng: Giá như các vấn đề lịch sử cũng được diễn đạt kiểu thế này hẳn tình hình học sử của học sinh chúng ta đã khác đi nhiều.

Sách do NXB Văn hóa Văn nghệ ấn hành - Ảnh: L.Điền

Câu chuyện về các bộ môn thể theo tại Sài Gòn hồi trước 1945 như thế nào, đề tài thật thú vị nhưng lâu nay ít ai chuyên tâm biên khảo như nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp.

Đọc tập sách này, mới biết đội banh tròn đầu tiên của người Việt được thành lập năm 1908, tên là Gia Định Sport.

Không những là cái nôi của bóng đá ở Việt Nam, đọc những trang sưu khảo về Hàng không thuở ban đầu: Môn thể thao mới, mới biết Sài Gòn là nơi có chuyến bay đầu tiên trong cả khu vực Đông Á. Đó là vào ngày 10-12-1910, phi công người Bỉ Charles Van den Born là người đầu tiên cất cánh bay trên chiếc máy bay Farman IV ở trường đua Sài Gòn. Đây là chuyến bay hàng không đầu tiên ở Đông Á.

Từ thông tin này, một số bạn đọc tại buổi giao lưu đã gợi ra ý tưởng rằng có thể sử dụng thông tin trên cho việc quảng bá ngành hàng không Việt Nam hoặc chí ít cũng quảng bá tại sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay.

Nhà nghiên cứu Tim Doling - người từng tích cực vận động bảo tồn thương xá Tax - nhận định rằng các di sản của Sài Gòn - Chợ Lớn đang mất dần đi do hư hại, và các công trình sách của ông Hiệp sẽ giúp các thế hệ người Việt sau này biết đến một Sài Gòn trong lịch sử qua các thông tin và hình ảnh.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp - một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Để đưa văn chương Việt ra quốc tế cần có nhiều yếu tố cộng hưởng từ các nhà xuất bản, công ty sách, dịch giả và chính bản thân tác giả.

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Dạy con không phải tìm cách để chúng sợ hãi mình

Theo TS Nguyễn Hồng Phương, nếp nhà là trái tim của gia đình, di sản từ quá khứ. Có những nếp nhà tốt đẹp cần tiếp tục giữ lại và phát triển, nhưng có những điều không còn phù hợp với thời đại thì phải can đảm thay đổi.

Dạy con không phải tìm cách để chúng sợ hãi mình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar