15/01/2014 18:54 GMT+7

Ra mắt mạng toàn cầu cho robot

PHONG VÂN
PHONG VÂN

TTO - RoboEarth, tên của mạng toàn cầu (World Wide Web - WWW) dành cho robot học hỏi lẫn nhau và chia sẻ thông tin lần đầu tiên ra mắt ngày 14-1. Một bộ não chung cho tất cả robot trên thế giới.

Phóng to
Các Robot thử nghiệm sử dụng mạng RoboEarth để thực hiện nhiều tác vụ, như phục vụ nước cho bệnh nhân như trong ảnh - Ảnh: BBC

RoboEarth được các nhà khoa học cho thử nghiệm tại môi trường giả lập phòng bệnh viện tại Đại học Eindhoven (Hà Lan). Bốn robot sử dụng hệ thống RoboEarth, phối hợp với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra, bao gồm cả việc phục vụ nước cho bệnh nhân.

Một robot sẽ đưa thông tin bản đồ các phòng bệnh để ba "đồng nghiệp" còn lại biết đường để phục vụ nước cho các bệnh nhân.

RoboEarth là dự án "ấp ủ" bốn năm qua được tài trợ bởi Liên minh châu Âu (EU), được phát triển bởi các nhà khoa học từ Philips và năm trường đại học tại Châu Âu, bao gồm Eindhoven. Hệ thống cho phép cả robot lẫn con người có thể đưa thông tin lên cơ sở dữ liệu dựa trên nền tảng điện toán đám mây (clouse), và đây cũng là "bộ não" cho các cỗ máy.

Các chuyên gia tin rằng những robot giúp việc tại nhà sẽ phổ biến hơn trong 10 năm nữa (theo BBC).

"Cốt lõi của RoboEarth là một mạng toàn cầu dành cho robot: một mạng khổng lồ và kho cơ sở dữ liệu, nơi các robot có thể chia sẻ thông tin và học hỏi lẫn nhau", Rene van de Molengraft, trưởng dự án RoboEarth mô tả ngắn gọn.

"Vấn đề thường gặp hiện nay là robot thường được phát triển để thực hiện cho một công việc. Những thay đổi mỗi ngày xảy ra liên tục trong môi trường của chúng ta khiến các hành động được lập trình sẵn trở nên vô dụng".

Để minh họa, nhà khoa học ví dụ qua trường hợp "một robot biết mở hộp thuốc có thể chia sẻ lên RoboEarth, và các robot khác có thể học và làm theo mà không cần phải được lập trình để mở loại hộp thuộc đó"

Ngoài ra, do hệ thống vận hành trên nền tảng "đám mây" nên những tác vụ tính toán hay suy nghĩ có thể thông qua "đám mây", khiến những bo mạch trong robot đỡ vất vả hơn, tiết kiệm điện năng tiêu thụ hơn.

Robot không còn xa lạ trong kỷ nguyên số ngày nay. Những robot giúp việc nhà cơ bản như robot hút bụi, lau kính... đã được thương mại hóa và có thể mua bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang phát triển các loại robot "con người" hơn, biết trợ giúp người khuyết tật hay người già.

Bảo mật RoboEarth và việc robot dần có được trí thông minh cho chính mình cũng là những vấn đề lo ngại được các nhà khoa học nghiên cứu bàn thảo.

Theo BBC

PHONG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Bạn bấm vào ô xác nhận Captcha 'Tôi không phải là người máy', rồi tiếp tục như không có gì. Nhưng bạn không biết ngay khoảnh khắc đó, Google đang âm thầm đánh giá bạn dựa trên vô số tín hiệu tưởng chừng vô hình.

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng NCS giúp các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nền tảng bảo mật vững chắc, tích hợp AI và thông tin tình báo liên tục được cập nhật với vai trò cảnh báo sớm.

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Trong thế giới số, nơi mọi người đều có thể lên tiếng, liệu các thuật toán lọc bình luận đang giúp bảo vệ cộng đồng, hay vô tình ngăn cản tiếng nói của chính người dùng?

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Từ smartphone trong túi đến ổ khóa căn hộ hay ngân hàng số, công nghệ vân tay đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống số.

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar