24/02/2019 16:57 GMT+7

'Quyền lực mềm' của Trung Quốc đã thất bại?

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch "tối ưu lại" hệ thống Viện Khổng Tử trong bối cảnh làn sóng tẩy chay gia tăng tại nhiều nước trên thế giới những năm qua.

Quyền lực mềm của Trung Quốc đã thất bại? - Ảnh 1.

Dân Canada biểu tình phản đối Viện Khổng Tử ở Toronto - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin Reuters, trong một văn bản định hướng hiện đại hóa giáo dục do Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố ngày 23-2, giới lãnh đạo nước này tiếp tục khẳng định Viện Khổng Tử là "chính sách quan trọng" của chính phủ, nhưng hệ thống này cần sự điều chỉnh.

"Tối ưu hóa việc phân bổ Viện Khổng Tử trong khu vực, tăng cường khả năng công tác xây dựng và nâng cao chuẩn mực giáo dục của nó... Tăng cường hoạt động dạy tiếng Trung trên khắp thế giới" - Tân Hoa Xã dẫn lại nội dung văn bản. 

Truyền thông quốc tế nhận xét những định hướng chung chung như vậy tại Trung Quốc thường sẽ đi kèm các văn bản chính sách cụ thể hướng dẫn cách thực hiện trong vài tuần hoặc vài tháng sau.

Năm 2004, Trung Quốc thành lập các cơ quan thuộc chính phủ có nhiệm vụ "đáp ứng nhu cầu học tiếng Trung tăng cao trên toàn cầu". Viện Khổng Tử ra đời.

Nhưng các cơ sở giáo dục này vấp phải làn sóng chỉ trích, đặc biệt là ở Mỹ, Canada... rằng đây chỉ là công cụ tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhiều nhà lập pháp Mỹ, bao gồm thượng nghị sĩ Marco Rubio, công khai bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của hơn 100 Viện Khổng Tử trên khắp nước Mỹ. Họ gọi chúng là công cụ truyền bá ảnh hưởng Trung Quốc trong hệ thống giáo dục đại học quốc tế.

Một số trường đại học Mỹ, trong đó có ĐH Pennsylvania, ĐH Chicago...đã cắt quan hệ với Viện Khổng Tử sau khi các giáo sư của họ than phiền rằng chương trình của nó toàn là nội dung tuyên truyền, ẩn dưới lớp vỏ bọc dạy ngôn ngữ và văn hóa. 

Đáng chú ý, văn bản vừa công bố có đề cập đến việc Trung Quốc sẽ trao thêm nhiều cơ hội giáo dục cho sinh viên các nước thuộc chương trình "Vành đai, con đường", "tăng tốc đào tạo tài năng quốc tế và giúp họ kiếm được công việc tốt khi trở về nước".

Năm ngoái, Trung Quốc mở ngôi trường mang tên "Con đường Tơ lụa" đầu tiên ở tỉnh Giang Tô. Khoảng 100 sinh viên quốc tế nhận được học bổng đào tạo tại trường này theo các chuyên ngành kinh tế, chính trị, luật và văn hóa.

Sinh viên các nước như Pakistan, Nepal... còn được trao học bổng ở nhiều trường đại học khác của Trung Quốc.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phát hiện cục u ở tuyến tiền liệt của ông Biden

Bác sĩ đã phát hiện một 'cục u nhỏ' ở tuyến tiền liệt của cựu tổng thống Mỹ Joe Biden và gần đây ông đã được kiểm tra để đánh giá thêm về cục u này.

Bác sĩ phát hiện cục u ở tuyến tiền liệt của ông Biden

Ba Lan đóng cửa lãnh sự quán Nga sau cáo buộc gián điệp

Cuối tuần qua, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cáo buộc tình báo Nga đứng sau vụ hỏa hoạn tại trung tâm thương mại ở thủ đô Warsaw hôm 12-5-2024.

Ba Lan đóng cửa lãnh sự quán Nga sau cáo buộc gián điệp

Ông Trump bị chỉ trích nhận ‘hối lộ’ vì món quà của Qatar

Một làn sóng chỉ trích đã bùng lên trong chính hàng ngũ những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump sau thông tin ông sẽ nhận một chiếc máy bay phản lực sang trọng từ Qatar làm chuyên cơ riêng.

Ông Trump bị chỉ trích nhận ‘hối lộ’ vì món quà của Qatar

Israel lại tấn công Gaza sau khi thả con tin, hy vọng ngừng bắn mờ mịt

Ngay sau khi Hamas trả tự do cho binh sĩ hai quốc tịch Mỹ - Israel, quân đội Israel đã nối lại các đợt tấn công dữ dội vào Dải Gaza, khiến triển vọng đạt được thỏa thuận ngừng bắn dài hạn thêm u ám.

Israel lại tấn công Gaza sau khi thả con tin, hy vọng ngừng bắn mờ mịt

Mỹ - Trung hòa hoãn thương chiến

Sau hai ngày đàm phán liên tiếp (10 và 11-5), Trung Quốc và Mỹ đã ra tuyên bố chung về việc giảm mạnh thuế đối ứng áp lẫn nhau, cho thấy nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng thương mại đáng kể giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Mỹ - Trung hòa hoãn thương chiến

Ông Trump bắt đầu chuyến công du đầu tiên trong nhiệm kỳ mới

Ngày 12-5, Tổng thống Trump bắt đầu chuyến công du Trung Đông đầu tiên trong nhiệm kỳ hai với mục tiêu thúc đẩy các thỏa thuận kinh tế lớn, tìm giải pháp cho xung đột Gaza và mở ra cơ hội ngoại giao mới với các cường quốc vùng Vịnh.

Ông Trump bắt đầu chuyến công du đầu tiên trong nhiệm kỳ mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar