27/11/2019 12:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quy hoạch cứ quy hoạch nhưng đừng 'treo' quyền lợi của dân

TIẾN LONG
TIẾN LONG

TTO - 'Quy hoạch chúng ta vẫn phải quy hoạch nhưng quyền lợi của người dân vẫn cần được quan tâm. Khi đó quy hoạch sẽ nhận được sự đồng thuận hơn của dân' - đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) chia sẻ tại phiên thảo luận tại hội trường sáng nay.

Quy hoạch cứ quy hoạch nhưng đừng treo quyền lợi của dân - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) phát biểu tại hội trường Quốc hội - Ảnh: Quochoi.vn

Sáng 27-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng. Nhiều đại biểu đặt vấn đề quanh chuyện vi phạm, trách nhiệm quản lý trật tự xây dựngquy hoạch "treo".

Người dân "treo" quyền lợi theo quy hoạch

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nói hiện nhiều người dân gọi việc sống lâu năm trong khu vực quy hoạch là quy hoạch "treo" trong khi theo các cơ quan quản lý không thể gọi quy hoạch "treo" vì quy hoạch cần có chiến lược dài.

Bà Tâm cho rằng quy hoạch "treo" mà người dân nói đến là khi quyền và lợi ích chính đáng của mình bị "treo" theo quy hoạch.

Theo đó, Hiến pháp quy định quyền có nhà ở của người dân, nhưng thực tế có nhiều dự án, quy hoạch kéo dài 10 năm, 20 năm, thậm chí lâu hơn, (dẫn đến việc) "treo" quyền và lợi ích chính đáng của người dân.

Các cơ quan chính quyền đại phương cũng không thể đầu tư các hạ tầng kỹ thuật và xã hội như trường học, bệnh viện… vì không biết quy hoạch triển khai khi nào. Nếu đầu tư không đúng dễ bị lãng phí.

"Ở TP.HCM có những quy hoạch kéo dài nhiều năm không triển khai như Thanh Đa - Bình Quới, ga Bình Triệu, hay Đại học Quốc Gia... Người dân đồng tình (với quy hoạch) nhưng "treo" mãi không triển khai, gây bao bất lợi và thiệt hại rất lớn cả điều kiện sống, chất lượng sống của người dân", bà Tâm nói.

"Tại sao tình trạng nhà ở riêng lẻ xây dựng không phép, sai phép diễn ra rầm rộ ở các khu vực vùng ven, khu vực đô thị hóa? Có hay không nhu cầu nhà ở của người dân không được đáp ứng đầy đủ", bà Tâm đặt vấn đề và kiến nghị "cần nghiên cứu để có đánh giá, giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng này".

Lắp camera giám sát vi phạm xây dựng

Quy hoạch cứ quy hoạch nhưng đừng treo quyền lợi của dân - Ảnh 2.

Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy phát biểu tại hội trường - Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (TP.HCM) cho rằng sau hơn 4 năm thực hiện, Luật xây dựng đã bộc lộ một số hạn chế không còn phù hợp nên rất cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tuy nhiên các nội dung được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo luật vẫn chưa tháo gỡ được toàn diện, triệt để các vấn đề khó khăn, bất cập hiện nay.

Do đó, bà Thúy đề xuất rà soát lại quy định của các luật có liên quan như Luật đất đai, Luật quy hoạch đô thị, Luật quy hoạch để đảm bảo không chồng chéo.

"Nếu sửa đổi, bổ sung Luật xây dựng mà không sửa đổi các luật có liên quan sẽ không giải quyết được hết những vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, xây dựng", bà Thúy nói.

Nhìn góc độ khác, đại biểu Lê Quang Trí (Tiền Giang) cho rằng thời gian qua, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng diễn ra nhiều nơi. Cụ thể, có nhiều công trình xây dựng vượt tầng trong khu trung tâm đô thị, nhiều nhà xây không phép ở các khu vực vùng ven.

Nguyên nhân, theo ông Trí, do thiếu lực lượng chức năng giám sát, trong khi người dân không có điều kiện giám sát. Do vậy, ông Trí kiến nghị cần đưa vào luật để khuyến khích ứng dụng công nghệ để quản lý trật tự xây dựng.

Từ quy định đó, cơ quan quản lý xây dựng có thể đầu tư các thiết bị như flycam, camera để chụp, ghi nhận công trình mới mọc lên để so sánh với dữ liệu có sẵn và đưa ra cảnh báo.

"Đây là cơ sở để cơ quan chức năng xử lý kịp thời công trình vi phạm, không để xảy ra tình trạng công trình xây lên rồi phá dỡ, gây lãng phí. Mặt khác, cán bộ cũng hạn chế bị kỷ luật".

Phải quy định rõ trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (TP.Hà Nội), hiện nay luật chưa có quy định rõ trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng là của ủy ban hay thanh tra địa bàn dẫn đến tình trạng lập lờ, chồng chéo.

Theo ông Cường, luật nên quy định rõ trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng là của cơ quan chính quyền địa phương. Thanh tra xây dựng chỉ có trách nhiệm phát hiện và đưa ra đề xuất.

"Quy định rõ như vậy sẽ có cơ sở để chế tài các tổ chức, cá nhân khi có sai phạm xây dựng xảy ra", ông Cường nói.

Nhiều nhà cửa, ruộng vườn ở TP.HCM bỏ hoang vì quy hoạch “treo”

TTO - Các sở chức năng TP.HCM cho biết đã giải quyết hàng trăm dự án “treo” và phủ kín quy hoạch trên toàn TP, nhưng ghi nhận của Tuổi Trẻ vẫn còn nhiều nơi người dân phải sống khổ sở trong cảnh “treo”, chưa biết đến khi nào được giải quyết.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể'

Theo Thủ tướng, việc miễn viện phí cho nhân dân được yêu cầu xác định lộ trình sớm nhất có thể.

'Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể'

Xây dựng tổ chức chính quyền 2 cấp: Hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để từ cấp trên xuống cấp dưới, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Xây dựng tổ chức chính quyền 2 cấp: Hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

Nha Trang dôi dư hàng loạt trụ sở, các phường mới sẽ làm việc, tiếp dân ở đâu?

UBND TP Nha Trang vừa trình phương án bố trí trụ sở làm việc của các phường mới. Hàng loạt trụ sở cơ quan tại trung tâm TP sẽ dôi dư khi sắp xếp các đơn vị hành chính thành 4 phường mới.

Nha Trang dôi dư hàng loạt trụ sở, các phường mới sẽ làm việc, tiếp dân ở đâu?

Đà Nẵng bố trí chỗ ở cho cán bộ Quảng Nam ra làm việc như thế nào?

Đà Nẵng đã có phương án sơ bộ bố trí 4 địa điểm làm chỗ ở cho cán bộ công chức Quảng Nam sau khi sáp nhập Đà Nẵng làm việc.

Đà Nẵng bố trí chỗ ở cho cán bộ Quảng Nam ra làm việc như thế nào?

Chống buôn lậu, hàng giả: Khó lấy mẫu lòng se điếu; Nhà Đoàn Di Băng bán mặt hàng gì?

Thời gian gua, cơ quan chức năng TP.HCM đã liên tục kiểm tra cơ sở kinh doanh lòng heo ở các quận huyện nhưng không thấy sản phẩm lòng se điếu.

Chống buôn lậu, hàng giả: Khó lấy mẫu lòng se điếu; Nhà Đoàn Di Băng bán mặt hàng gì?

Nhiều chính sách được đề xuất để thể chế hóa nghị quyết 68 mở rộng cho tư nhân làm đường sắt

Dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt sẽ khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư dự án.

Nhiều chính sách được đề xuất để thể chế hóa nghị quyết 68 mở rộng cho tư nhân làm đường sắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar