12/01/2019 16:16 GMT+7

Quy định xét tốt nghiệp và lương nhà giáo nhận nhiều góp ý nhất

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Trong gần 800.000 góp ý cho Luật Giáo dục sửa đổi, hai nội dung có số ý kiến ‘không đồng ý’ nhiều nhất là quy định về tiền lương của nhà giáo và việc thi tốt nghiệp - xác nhận hoàn thành chương trình THPT.

Quy định xét tốt nghiệp và lương nhà giáo nhận nhiều góp ý nhất - Ảnh 1.

Lương nhà giáo vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm, góp ý

Ngày 12-1, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết Bộ đã tiếp nhận và tổng hợp được gần 800.000 phiếu góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.

Theo đó, 51 sở GD-ĐT đã có ý kiến đóng góp cho dự thảo luật. Tham gia góp ý gồm cán bộ quản lý giáo dục các cấp, nhà giáo, cha mẹ học sinh và học sinh.

Đa số nội dung đều nhận được sự đồng thuận cao với dự thảo. 

Trong đó có những nội dung đạt được sự đồng thuận lên đến 99,9% trở lên như quy định về giáo dục hòa nhập; yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục chương trình giáo dục mầm non; quy định về trường chuyên, trường năng khiếu; kiểm định chất lượng giáo dục…

Riêng quy định về tiền lương nhà giáo nhận được sự đồng thuận thấp nhất. Theo dự thảo luật, điều 76 quy định về tiền lương "Nhà giáo được ưu tiên sắp xếp thang, bậc lương và phụ cấp phù hợp với lao động của nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ". Tuy nhiên, có đến hơn 40.000 ý kiến không đồng ý với quy định này. 

Trước đó, phiên bản dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi được công bố năm 2017, Bộ GD-ĐT từng đề xuất điều chỉnh tiền lương của nhà giáo theo hướng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Tiếp theo, quy định về việc thi tốt nghiệp THPT và xác nhận hoàn thành chương trình trung học phổ thông tại khoản 3 Điều 32 cũng nhận được hơn 27.000 ý kiến "không đồng ý".

Theo dự thảo, học sinh học hết chương trình THPT nếu đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được giám đốc sở GD-ĐT cấp bằng tốt nghiệp THPT, được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông nếu có nhu cầu. Như vậy, theo dự thảo, sẽ không bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Trong nhiều phiên thảo luận về dự thảo luật và trên các phương tiện thông tin đại chúng trước đó, nhiều ý kiến đã đề nghị phân cấp về cho địa phương, thậm chí lâu dài phân cấp cho chính trường phổ thông chủ động đánh giá, thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT vì đây là xu hướng chung tất yếu miễn là có lộ trình phù hợp.

Kết quả tổng hợp gần 800.000 ý kiến góp ý với 31 nội dung của dự thảo luật xem .

TTO - Chủ trương cải thiện tiền lương giáo viên từng được đặt ra nhưng chưa thực hiện đến nơi đến chốn. Liệu lần này lương nhà giáo sẽ tăng?

NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

'Mong muốn của cha mẹ' là một trong 10 yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Việt Nam.

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Ngày 17-5, Hệ thống Trường Việt Mỹ - VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và đồng hành cùng giáo dục Việt Nam.

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa thông qua danh sách 39 ứng viên là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn về công tác tại đại học này.

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar