20/02/2024 08:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quỹ đạo Trái đất bị thay đổi một cách bí ẩn

Nghiên cứu mới cho thấy một cuộc chạm trán giữa Hệ Mặt trời và một ngôi sao đi ngang qua có thể đã làm thay đổi quỹ đạo Trái đất đủ để tàn phá khí hậu.

Trái đất và Mặt trời - Ảnh: NASA

Trái đất và Mặt trời - Ảnh: NASA

Khoảng 56 triệu năm trước, tại ranh giới giữa thế Paleocene (thế Cổ Tân) và thế Eocene (thế Thủy Tân), nhiệt độ Trái đất ấm lên tới 8⁰C.

Theo trang Science Alert, hiện tượng trên luôn là một câu đố với các nhà nghiên cứu. Một nghiên cứu mới của nhà khoa học hành tinh Nathan Kaib thuộc Viện Khoa học hành tinh và nhà vật lý thiên văn Sean Raymond thuộc Phòng thí nghiệm vật lý thiên văn Bordeaux (Pháp) cho rằng một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Hệ Mặt trời và ngôi sao đi ngang qua có thể là thủ phạm làm thay đổi quỹ đạo Trái đất.

Mô phỏng của họ cho thấy một ngôi sao đi ngang qua Hệ Mặt trời có thể đã gây ra sự gián đoạn đủ lớn cho quỹ đạo hành tinh để đẩy Trái đất đi chệch hướng một chút.

Mô phỏng về sự bất định của quỹ đạo Trái đất 56 triệu năm trước, do sự di chuyển của ngôi sao HD 7977 tương tự Mặt trời - Ảnh: PSI

Mô phỏng về sự bất định của quỹ đạo Trái đất 56 triệu năm trước, do sự di chuyển của ngôi sao HD 7977 tương tự Mặt trời - Ảnh: PSI

Ông Kaib nói: “Một lý do khiến điều này quan trọng là vì hồ sơ địa chất cho thấy những thay đổi về độ lệch tâm quỹ đạo của Trái đất đi kèm với sự biến động của khí hậu Trái đất. Nếu chúng ta muốn tìm kiếm tốt nhất nguyên nhân của những dị thường về khí hậu thời cổ đại, điều quan trọng là phải biết quỹ đạo Trái đất trông như thế nào trong những giai đoạn đó".

Dựa trên hồ sơ địa chất, Trái đất đã ấm lên hơn 5⁰-8⁰C trong thời kỳ được gọi là Nhiệt tối đa Paleocene-Eocene. Những thay đổi mạnh mẽ về khí hậu Trái đất có thể tương quan với những thay đổi trong cách Trái đất quay quanh Mặt trời. Tuy nhiên, việc mô hình hóa sự phát triển quỹ đạo của Hệ Mặt trời theo thời gian là một điều khó khăn.

Hệ Mặt trời tương đối ổn định nhưng quỹ đạo có thể được điều chỉnh khá dễ dàng. Ví dụ, quỹ đạo của Trái đất thường xuyên bị các hành tinh khổng lồ kéo theo, tạo ra những thay đổi trong thời gian dài về độ lệch tâm quỹ đạo, độ nghiêng trục.

Hai ông Naib và Raymond cho biết các nghiên cứu trong tương lai về sự tiến hóa lâu dài của Hệ Mặt trời thực sự phải tính đến những ngôi sao qua đường này.

Họ viết trong bài nghiên cứu của mình: “Chúng tôi chứng minh rằng các cuộc chạm trán giữa các vì sao đóng một vai trò động lực quan trọng trong quá trình tiến hóa lâu dài của Hệ Mặt trời".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Astrophysical Journal Letters.

Thay đổi quỹ đạo có thể làm Trái đất vỡ vụn

TT - Bất cứ sự thay đổi quỹ đạo nào của Hệ mặt trời có thể dẫn đến những rối loạn nguy hiểm, trong đó có khả năng Trái đất sẽ đụng độ với hành tinh khác như sao Kim hay sao Hỏa. Đó là kết quả một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature ngày 10-6 về khả năng va chạm của các hành tinh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar