18/10/2018 17:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quốc hội nêu gương không tổ chức, tham gia liên hoan, tiệc tùng

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói tại họp báo quốc tế chiều 18-10: Gặp gỡ, dự tiệc có thể gây hiểu nhầm, các đại biểu nên tránh việc này trong suốt kỳ họp chứ không chỉ vào dịp lấy phiếu tín nhiệm.

Quốc hội nêu gương không tổ chức, tham gia liên hoan, tiệc tùng - Ảnh 1.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì họp báo quốc tế chiều 18-10 - Ảnh: LÊ KIÊN

Cuộc họp báo nhằm cung cấp thông tin về chương trình làm việc của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV dự kiến khai mạc ngày 22-10.

* VietNamNet: Vừa rồi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có chỉ đạo là các đại biểu Quốc hội hạn chế tham gia giao lưu, tiệc tùng, vì đây là kỳ họp lấy phiếu tín nhiệm. Đề nghị Tổng thư ký cho biết việc này đã được truyền đạt bằng văn bản đến các đại biểu Quốc hội chưa và nó có ý nghĩa như thế nào?

- Chủ tịch Quốc hội có nhắc là tại kỳ họp nên tránh việc tiệc tùng, gây phản cảm trong dư luận xã hội. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội nêu gương, không tổ chức và tham gia các cuộc liên hoan, dự tiệc.

Tôi nghĩ rằng vào dịp lấy phiếu lần này, đề nghị của Chủ tịch Quốc hội càng có ý nghĩa vì các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, tiệc tùng lúc này có thể gây hiểu nhầm. Và việc này cần được thực hiện suốt thời gian diễn ra kỳ họp chứ cũng không chỉ vào dịp lấy phiếu.

* Tuổi Trẻ Online: Dư luận rất quan tâm việc Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, xin Tổng thư ký cho biết: cử tri có quyền nhắn nhủ một cách công khai với các đại biểu Quốc hội là nên bỏ phiếu tín nhiệm cao hoặc tín nhiệm thấp cho chức danh mà họ quan tâm không?

- Nếu trao đổi qua điện thoại, tin nhắn thì cũng khó, vì trong các phiên họp đại biểu không sử dụng điện thoại, khu vực họp phá sóng điện thoại. Còn nếu nhắn tin nặc danh thì khó có cơ sở để đại biểu Quốc hội trao đổi, tiếp thu.

Còn trong quá trình hoạt động, sinh hoạt tại nơi cư trú, cử tri có quyền gặp gỡ, đề nghị với đại biểu Quốc hội, đây là quyền của cử tri và là việc bình thường. Khi tiếp nhận thông tin, các đại biểu Quốc hội sẽ sáng suốt chọn lọc, đánh giá, công tâm và đây là quyền của đại biểu Quốc hội.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn sẽ được tiến hành ngay những ngày đầu kỳ họp, bắt đầu từ chiều ngày 24-10. Có 48 người đủ điều kiện để lấy phiếu tín nhiệm, bao gồm: các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các thành viên Chính phủ (trừ tân bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông); Phó chủ tịch nước; Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao và Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Quốc hội nêu gương không tổ chức, tham gia liên hoan, tiệc tùng - Ảnh 3.

Công tác lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ là nội dung được dư luận quan tâm - Ảnh: Quochoi.vn

Làm công tác nhân sự ngay từ đầu kỳ họp

Theo dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp thứ 6, cuối giờ chiều ngày 22-10, Chủ tịch Quốc hội sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Kết quả sẽ được công bố vào 15h chiều ngày 23-10. Ngay sau đó tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.

Quốc hội cũng sẽ tiến hành miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn (đã bị kỷ luật Đảng và hành chính vì liên quan đến "vụ AVG"), đồng thời phê chuẩn việc bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng (đã được Thủ tướng giao làm quyền bộ trưởng).

Kỳ họp thứ 6 sẽ khai mạc lúc 9h ngày 22-10, dự kiến diễn ra trong một tháng với 24 ngày làm việc chính thức. Tại phiên trù bị trước giờ khai mạc, Quốc hội sẽ thực hiện nghi thức tưởng niệm nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và hai đại biểu Quốc hội Khóa XIV vừa từ trần là Chủ tịch nước Trần Đại Quang (ĐBQH TP.HCM) và ông Lê Minh Thông (ĐBQH tỉnh Thanh Hoá).

Về công tác lập pháp, tại kỳ họp này Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 9 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết, trong đó có một số dự án đáng chú ý như Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước...

Kỳ này Quốc hội tiếp tục dành trọn 3 ngày cho công tác chất vấn và trả lời chất vấn.

nguyen-hanh-phuc-0181018-1539903266478532721081

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc tại họp báo quốc tế chiều 18-10 - Ảnh: LÊ KIÊN

* Tuổi Trẻ Online: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định trình Quốc hội loại dự án Luật Hành chính công ra khỏi chương trình làm việc. Đây là dự án luật được cá nhân đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề xuất và được Quốc hội chấp thuận, từng được đưa vào, rút ra khỏi nghị trình nhiều lần. Loại ra khỏi chương trình như vậy phải là một sự lãng phí hay không và nên được rút kinh nghiệm như thế nào?

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Đây là dự án luật đầu tiên được cá nhân đại biểu Quốc hội sáng kiến, nhất là đại biểu nữ, nên Quốc hội rất hoan nghênh. Quá trình soạn thảo dự án luật này được chuẩn bị theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến vài lần và đánh giá cao tâm huyết, quá trình chuẩn bị công phu của đại biểu và nhóm soạn thảo.

Tuy nhiên, qua xem xét Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy dự án luật chưa đáp ứng được các mục tiêu đề ra, quá trình chuẩn bị cũng lâu rồi và trong quá trình đó thì một số nội dung, vấn đề đặt ra cho dự án luật này đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung vào các luật khác có liên quan. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định trình Quốc hội rút dự án này ra khỏi chương trình.

Nhưng làm vậy không gây lãng phí, bởi các hồ sơ, tài liệu qua quá trình nghiên cứu công phu của đại biểu, của các chuyên gia đã được gửi đến các đại biểu Quốc hội, trong đó có những số liệu, phân tích rất sâu sắc.

TTO - Dự kiến Quốc hội sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp thứ 6 và tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức ngày 23-10, một ngày sau phiên khai mạc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ cựu cục trưởng nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: 'Gián tiếp đầu độc người dân'

Đề cập vụ cựu cục trưởng và 4 cán bộ khác nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả, đại biểu Phạm Văn Hòa nói đó không khác gì việc gián tiếp đầu độc người dân.

Vụ cựu cục trưởng nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: 'Gián tiếp đầu độc người dân'

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân lúc 11h ngày 17-5.

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Thanh Hóa sẽ bố trí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm bí thư xã, phường ở địa bàn quan trọng

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh vừa ký ban hành quy định về bố trí nhân sự cấp ủy các xã, phường thành lập mới.

Thanh Hóa sẽ bố trí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm bí thư xã, phường ở địa bàn quan trọng

Đề xuất thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh không quá 1 lần/năm

Không được thanh tra, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh quá 1 lần trong năm, trừ trường hợp có bằng chứng vi phạm rõ ràng.

Đề xuất thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh không quá 1 lần/năm

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được gọi tên.

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar